Cá chết hàng loạt dân bán tháo cá bớp giá bèo
Từ đây, các ngành chức năng sẽ có những biện pháp mạnh và kiên quyết hơn đối với các cơ sở vi phạm, đồng thời kiến nghị đóng cửa vĩnh viễn đối với cơ sở sản xuất gây ô nhiễm.
Chị Huệ cho biết, từ sáng tới trưa hàng ngàn con cá bớp loại từ 4-6kg thi nhau chết
Trước đó, ngày 13.9, cá nuôi tại các lồng bè dưới chân cầu Chà Và lại tiếp tục bị chết hàng loạt khiến nhiều người dân lo lắng.
Ghi nhận tại tiểu khu 4, bà Nguyễn Thị Huệ (trú Xã Long Sơn, TP.Vũng Tàu) cho biết, hơn 1.000 con cá bớp loại 4 kg được gia đình nuôi hơn một năm nay đã bị chết hết. Thời điểm hiện tại, trên thị trường, cá bớp thương phẩm được bán ra với giá 160.000 đồng/kg, nay cá chết bà Huệ chỉ bán được 6.000 đồng/kg.
Ngoài ra, hàng ngàn con cá bớp nhỡ, bớp giống đang được nuôi trong các lồng cũng có dấu hiệu bỏ ăn, bong da, lột mang…và có nguy cơ bị chết trong nay mai. Chỉ trong một tuần nay, thiệt hại tại bè cá của gia đình bà Huệ đã lên đến cả tỉ đồng.
Cũng giống như bè cá của bà Huệ, tại tiểu khu 2, một số hộ dân cũng phản ánh tình trạng cá bỏ ăn, ngạt nước, bong tróc vảy, bơi lờ đờ gần mặt nước. Theo bà con thì trong mấy ngày qua cũng có xuất hiện tình trạng cá chết rải rác.
Là một người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề nuôi cá, ông Nguyễn Công Biên (tiểu khu 4) nhận định: “Việc một số hộ nuôi cá lồng bè trên sông Chà Và ở các tiểu khu có hiện tượng cá bỏ ăn và thậm chí một số hộ cá vẫn tiếp tục bị chết có thể do nguồn nước ô nhiễm bị tích tụ, chưa thoát ra được. Chắc phải mất nhiều ngày nữa nguồn nước ô nhiễm trên sông mới được thủy triều đẩy hết ra cửa biển."
Trước nguy cơ trắng tay vì cá chết hàng loạt, người dân nuôi cá dưới chân cầu Chà Và đã tiến hành bán “rẻ” số cá còn sót lại trong lồng để gỡ gạc chút vốn. Cá bớp loại 4kg được chào bán với giá 115.000 đồng/kg, rẻ hơn 45.000 đồng so với ngày thường.
Ông Nguyễn Hữu Thi - Trưởng phòng Nuôi và Quản lý giống, Chi cục Nuôi trồng thủy sản (Sở NNPTNT) - cho hay, theo nhận định ban đầu, do nguồn nước trên sông Chà Và vẫn còn bị ô nhiễm dẫn đến thiếu ôxy làm cho cá bị ngộp nên xảy ra hiện tượng cá bỏ ăn hoặc chết.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay do hệ thống thủy lợi hồ Sông Trâu của huyện Thuận Bắc, mực nước chỉ còn hơn 1,8 triệu m3, không đủ phục vụ tưới nên các địa phương Phước Kháng, Phước Chiến, Công Hải… hưởng lợi từ hệ thống tưới này phải tạm ngừng việc sản xuất vụ hè-thu.

Ít có loại cây trồng nào ở đất miền núi lại có giá trị kinh tế cao như cây quế. Từ vỏ, cành, thân đến lá đều có thể sử dụng và bán được với giá cao. Đó là điều mà anh Nguyễn Văn Vũ, xóm Bãi Á 1, thị trấn Chợ Chu (Định Hóa) đúc rút được sau gần 20 năm gắn bó với đồi rừng. Với hơn 20 ha quế, cùng vườn ươm quế giống quy mô 1 triệu cây/ năm, anh Vũ đã trở thành triệu phú từ loại cây trồng này.

Lần đầu tiên mô hình nuôi gà trong phòng lạnh đã được trang trại của anh Trần Văn Nam tại thôn Bàu Điển, xã Đá Bạc (huyện Châu Đức) áp dụng khá thành công.

Trong những năm gần đây, những người nuôi vịt thường gặp nhiều rủi ro bất trắc do nạn dịch cúm gia cầm hoành hành. Tuy nhiên, bằng sự chịu khó năng động và cần cù lao động của mình, ông Chu Văn Nghĩa (Sáu Nghĩa) ở ấp Ngã Tư, xã Trung Hưng, huyện Cờ Đỏ - TP. Cần Thơ lại thành công trong việc chăn nuôi vịt đẻ, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, mỗi năm đem lại nguồn thu gần 2 tỷ đồng.

Vụ tôm xuân hè năm 2013, gia đình anh Lê Phú Tâm, thôn Xuân Phụ, xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa - Thanh Hóa), thu hoạch tôm he chân trắng đạt năng suất 15 tấn/ha.