Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bước Đột Phá 2 Màu - 1 Lúa

Bước Đột Phá 2 Màu - 1 Lúa
Ngày đăng: 31/07/2011

Hơn 2 năm nay, phong trào trồng rau màu ở xã Minh Hòa (Châu Thành - Kiên Giang) phát triển khá nhanh, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ nông dân Khmer trên địa bàn. Hiện chính quyền địa phương đang khuyến khích người dân nhân rộng mô hình.

Ông Tạ Văn Phương, Phó chủ tịch UBND xã Minh Hòa, cho biết: “Hiện xã có 10.000 khẩu, trong đó người Khmer chiếm 54,54%. Trước đây, đời sống của một số hộ vẫn còn khó khăn do đất sản xuất ít. Thế nhưng, những năm gần đây, nhiều hộ đã khá lên từ mô hình trồng màu như: Dưa leo, khổ qua (mướp đắng), cải xanh”.

Người dân xuống giống rau màu ngay sau khi thu hoạch lúa đông xuân. Sau đó, thay vì gieo sạ lúa hè thu, bà con lại lên liếp trồng hoa màu. Anh Danh Tha, nông dân ấp Bình Hòa cho biết: “Trồng màu chi phí ít, hiệu quả gấp 4-5 lần so với trồng lúa, trong khi rủi ro lại ít hơn làm lúa hè thu.

Bởi vì theo kinh nghiệm, làm vụ hè thu chi phí cao mà năng suất lúa trúng lắm cũng chỉ đạt khoảng 30 giạ/công (1.000m2). Còn rau màu, mùa nào trồng cũng có ăn mà bán cũng dễ”.

Anh Danh Sung (ấp Bình Hòa) từ chỗ chỉ có 2 công ruộng, qua 2 năm trồng màu, đã mua thêm gần 3 công đất. Anh Tô Hòa cũng đang chuẩn bị chuyển đổi diện tích lúa hè thu kém hiệu quả sang trồng màu. Anh Hoà nói: “Mấy năm nay cứ ôm cây lúa, nhất là vụ hè thu nên không có lãi do thời tiết xấu, sâu bệnh nhiều. Thấy nhiều hộ ở đây trồng màu có lãi, vụ hè thu này tôi cũng chuyển đổi theo”.

Điều đặc biệt, hầu hết các hộ trồng màu trong xã đều là người Khmer. Lý giải vấn đề này, ông Phương nói vui: “Đây quả là tín hiệu vui cho xã. Bởi vì đồng bào Khmer đã chuyển biến nhận thức, tự vươn lên làm giàu. Bà con đã biết cách áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, biết chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp. Bên cạnh đó, bà con đã biết nhờ các kỹ sư trong Tổ Kinh tế kỹ thuật của huyện đến truyền đạt kiến thức”.

Theo tính toán của ông Danh Lanh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Minh Hòa: “Nếu thuận buồm xuôi gió, bình quân mô hình này lãi ròng 16 triệu đồng/công/năm”. Tuy nhiên, phong trào trồng rau màu ở xã còn mang tính tự phát, chưa có quy hoạch cụ thể về diện tích trồng màu tập trung. Cái khó của mô hình là thiếu nước tưới vào đầu vụ hè thu. Muốn có nước ngọt, các hộ trồng màu phải đắp đập ngăn nước mặn xâm nhập vào nội đồng. Khi chủ động được nguồn nước ngọt, không chỉ có điều kiện phát triển 2 vụ màu chắc ăn mà còn góp phần giữ vệ sinh đồng ruộng cho vụ lúa đông xuân”.

Cũng theo ông Danh Lanh, mặc dù mới phát triển 2 năm nay, song mô hình này đang đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân. Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Kiên Giang cần đầu tư xây dựng điểm trình diễn, nhân rộng mô hình để nhiều người dân có cơ hội thoát nghèo.


Có thể bạn quan tâm

Triển vọng cho đất lúa thiếu nước Triển vọng cho đất lúa thiếu nước

Huyện Núi Thành có hàng trăm héc ta đất sản xuất lúa ở cuối kênh thường thiếu nước trong vụ hè thu phải bỏ hoang hoặc sản xuất thiếu hiệu quả. Mới đây, mô hình trồng đậu phụng xen đậu xanh trên đất lúa chuyển đổi ở xã Tam Nghĩa đạt kết quả đã mở ra triển vọng mới cho nông dân.

23/07/2015
Gà đồi Sóc Sơn thơm, ngon, chất lượng bảo đảm Gà đồi Sóc Sơn thơm, ngon, chất lượng bảo đảm

Hiện nay tổng đàn gà toàn huyện Sóc Sơn có khoảng 1,02 triệu con, trong đó đàn gà thịt có khoảng 479 nghìn con tập trung chủ yếu ở các Nam Sơn, Bắc Sơn. Quy mô chăn nuôi từ 500 đến 600 con gà thịt/hộ.

23/07/2015
Làm giàu trên vùng đất khó Làm giàu trên vùng đất khó

Ông Trần Đình Lựu được nhiều người biết đến là chủ của một trong những trang trại “ăn nên làm ra” ở vùng rú cát xã Quảng Lợi (Quảng Điền - Thừa Thiên Huế). Với mô hình nuôi gà thịt kết hợp lấy trứng, trang trại ông cho thu nhập mỗi năm lên đến 1,6 tỷ đồng.

23/07/2015
Ngành chăn nuôi phát triển khá ổn định Ngành chăn nuôi phát triển khá ổn định

Theo nhận định của Bộ NN&PTNT, đầu năm đến nay, dù còn nhiều thử thách về dịch bệnh, thiên tai, giá thức ăn tăng cao, đặc biệt là thị trường tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn nhưng ngành chăn nuôi vùng ĐBSCL phát triển khá ổn định, đảm bảo kế hoạch đề ra. Ngành chăn nuôi vùng ĐBSCL đã và đang từng bước phát triển theo hướng chăn nuôi hàng hóa, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường… nhờ đó góp phần không nhỏ vào thành tựu chung của ngành chăn nuôi cả nước.

23/07/2015
Thị trường thiết bị chăn nuôi sân của hàng nội Thị trường thiết bị chăn nuôi sân của hàng nội

Đồng Nai là nơi phát triển mạnh về chăn nuôi. Do đó, ngành sản xuất thiết bị chăn nuôi, thiết bị xây dựng chuồng trại cũng sớm hình thành và không ngừng phát triển. Từ hình thức sản xuất theo hướng gia công sản phẩm theo đơn đặt hàng của người chăn nuôi, ngày càng nhiều doanh nghiệp (DN), cơ sở đầu tư công nghệ hiện đại vào sản xuất, xây dựng thương hiệu riêng để tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

23/07/2015