Nông sản, thực phẩm Nhật Bản vào Việt Nam tăng nhanh

Ngày 30-7, bên lề buổi kết nối doanh nghiệp VN và Nhật Bản trong lĩnh vực nông sản, thực phẩm tổ chức tại TP.HCM, ông Yasuzumi Hirotaka, giám đốc Tổ chức Thúc đẩy ngoại thương Nhật Bản (JETRO) tại TP.HCM, cho biết từ năm ngoái đến nay đã có hơn 6.000 lượt doanh nhân Nhật Bản đến cơ quan này tìm hiểu thông tin về thị trường VN với mong muốn mở rộng hoạt động kinh doanh ở đây.
Trong đó, 60% quan tâm đến ngành dịch vụ như kinh doanh nhà hàng, khách sạn, dịch vụ bán buôn, bán lẻ, thương mại..., còn lại là ngành sản xuất, chế biến.
Tại buổi kết nối, 25 doanh nghiệp Nhật Bản đã gặp gỡ hơn 100 doanh nghiệp VN, tìm kiếm cơ hội phân phối hàng vào VN với các sản phẩm như nước ép táo, cá đông lạnh, nấm, sữa trẻ em...
Có thể bạn quan tâm

Đề tài “Xây dựng mô hình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) trên cây dưa hấu tại Quảng Nam” do Trung tâm KN-KN Quảng Nam thực hiện sau 3 vụ trồng/2 năm tại thôn Thành Mỹ, xã Tam Phước (Phú Ninh) đã “ăn đứt” dưa hấu trồng truyền thống.

Nhằm tháo gỡ tình trạng giá khoai lang luôn bấp bênh và quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, Trường ĐH Cần Thơ vừa phối hợp với Sở NNPTNT tỉnh Vĩnh Long tổ chức Hội thảo “Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ khoai lang”.

Vào thời điểm này, nông dân đang bắt tay vào cải tạo đất để chuẩn bị sản xuất vụ lúa trên đất nuôi tôm. Ngành chức năng cũng đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất lúa - tôm cho nông dân. Theo lịch thời vụ, nông dân sẽ xuống giống lúa dứt điểm vào cuối tháng 9/2013.

Đây là mô hình sản xuất mới không chỉ giúp cho sản phẩm sạch sẽ, an toàn và có giá trị dinh dưỡng, mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người làm nghề.

Mưa dầm làm cho trà lúa hè thu đang đến kỳ thu hoạch bị gãy đổ trên diện rộng. Nước ngập, lúa không thể thu hoạch bằng cơ giới mà phải thu hoạch thủ công. Các khoản chi phí không ngừng leo thang trong khi hạt lúa làm ra kém chất lượng, không đáp ứng được nhu cầu của thị trường.