Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bộ Y tế nói gì về thông tin nhập 68 tấn chất cấm dùng trong chăn nuôi

Bộ Y tế nói gì về thông tin nhập 68 tấn chất cấm dùng trong chăn nuôi
Ngày đăng: 28/10/2015

Cán bộ Chi cục Thú y TP.HCM lấy mẫu kiểm tra chất cấm tại một lò giết mổ.

Sau thông tin “chấn động” dư luận này,  để tìm hiểu thực hư, phóng viên đã trao đổi với ông Nguyễn Tất Đạt  – Phó Cục trưởng Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) và được cho biết:

“Theo dữ liệu của Cục Quản lý dược, trong 9 tháng đầu năm 2015, các công ty có đủ điều kiện kinh doanh thuốc đã nhập khẩu 3,5 tấn Salbutamol.

Trong các năm trước, các công ty dược nhập khẩu 2-4 tấn Salbutamol/năm.

Riêng Clenbuterol, thì trong 9 tháng qua không có công ty nhập khẩu thuốc, nguyên liệu nào nhập về làm thuốc.

Dư luận đang rất quan tâm đến việc hai hoạt chất Salbutamol và Clenbuterol được sử dụng trong y tế.

Cụ thể, những chất này dùng để điều trị bệnh gì?

- Hoạt chất Salbutamol được sử dụng nhiều tại các khoa hô hấp với các chỉ định thăm dò chức năng hô hấp, điều trị cơn hen, ngăn cơn co thắt phế quản do gắng sức, điều trị tắc nghẽn đường dẫn khí hồi phục được, điều trị cơn hen nặng, cơn hen ác tính, viêm phế quản mạn tính, giãn phế nang.

Bên cạnh đó, trong sản khoa, Salbutamol được sử dụng với chỉ định trong chuyển dạ sớm khi không có biến chứng và xảy ra ở tuần thứ 24-33 của thai kỳ, làm chậm thời gian sinh, có tác dụng đối với sự phát triển của phôi thai nhi.

Còn hoạt chất Clenbuterol có tác dụng tương tự Salbutamol.

Thuốc được sử dụng trong điều trị tắc nghẽn đường dẫn khí hồi phục được, điều trị hen và sử dụng ở bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Theo các quy định hiện hành của Bộ Y tế, Salbutamol và Clenbuterol là thuốc kê đơn, sử dụng cần phải có chỉ định của bác sĩ và bệnh nhân phải tuân thủ theo hướng dẫn về liều lượng, thời gian điều trị của bác sĩ.

Hiện nay trên thị trường thuốc Việt Nam có bao nhiêu loại thuốc có hoạt chất Salbutamol và Clenbuterol?

- Đối với thuốc dạng viên để uống chứa hoạt chất Salbutamol, hiện nay có 33 thuốc có số đăng ký lưu hành còn hiệu lực tại Việt Nam, trong đó có 2 số đăng ký thuốc nước ngoài và 31 số đăng ký thuốc sản xuất trong nước.

Ngoài ra, còn có một số chế phẩm ở dạng khí dung định liều, dạng tiêm.  Riêng đối với hoạt chất Clenbuterol, hiện nay không có thuốc nào (bao gồm cả trong nước và nước ngoài) có chứa hoạt chất trên được lưu hành tại Việt Nam.

Như ông nói, việc sử dụng các hoạt chất này phải có kê đơn của bác sĩ, nhưng liệu có xảy ra trường hợp các công ty dược nhập khẩu số lượng lớn làm thuốc rồi lại “tuồn” ra ngoài để dùng cho nuôi lợn như dư luận đang lo lắng không?

- Theo như dữ liệu của Cục Quản lý dược, thì số lượng chất Sabutamol nhập về là khá thấp, còn chất Clenbuterol thì không nhập.

Việc sản xuất, xuất nhập khẩu, kinh doanh, phân phối và sử dụng thuốc thành phẩm và nguyên liệu làm thuốc nói chung, thuốc và nguyên liệu chứa Salbutamol đối với ngành y tế là rất chặt chẽ với nhiều quy định kiểm soát.

Theo quy định, chỉ các doanh nghiệp có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc và có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất thuốc” (GMP) được nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất thuốc của chính doanh nghiệp mình và các doanh nghiệp có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc và có kho thuốc đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt bảo quản thuốc” (GSP) được nhập khẩu các nguyên liệu này để bán cho các doanh nghiệp sản xuất thuốc có số đăng ký còn hiệu lực. 

Hiện nay, đối với việc quản lý hóa chất, bên cạnh các quy định quản lý chuyên ngành còn có các bộ khác cũng được cấp phép nhập khẩu.

Vì thế, để kiểm soát chất cấm này không chỉ Bộ Y tế, mà các bộ, ngành khác đều phải quản lý nghiêm ngặt.

Xin cảm ơn ông!

 Thời gian gần đây, các đoàn thanh tra Bộ NNPTNT đã phát hiện nhiều mẫu thịt lợn có tồn dư chất Sabutamol và Clenbuterol – nhằm tạo nạc cho thịt lợn.

Đây là các chất cấm trong chăn nuôi vì tồn dư chất này trọng thịt thành phẩm rất lớn.

Người ăn phải thịt có chứa các chất này sẽ bị ngộ độc, chất độc có thể tích tụ trong gan gây ngộ độc gan, ảnh hưởng đến tim mạch, hệ thần kinh trung ương và là tác nhân gây bệnh ung thư.

 


Có thể bạn quan tâm

Lợi Nhuận Đáng Kể Từ Mô Hình Bắp, Bò, Biogas Lợi Nhuận Đáng Kể Từ Mô Hình Bắp, Bò, Biogas

Ông Huỳnh văn Hổ, nông dân ấp Mỹ Long, xã Mỹ An huyện Chợ Mới (An Giang), những năm gần đây khá lên nhờ áp dụng mô hình trồng bắp, nuôi bò và sử dụng phân bò làm khí đốt biogas. Đây là mô hình đang được ngành nông nghiệp huyện Chợ Mới khuyến cáo nông dân áp dụng rộng rãi nhằm tăng thu nhập kinh tế hộ gia đình, mặt khác vừa cải thiện môi trường, tiết kiệm chi phí nhiên liệu nấu ăn, sinh hoạt hằng ngày.

23/05/2013
Hiệu Quả Từ Mô Hình Vỗ Béo Bò Con Sau Khi Sinh Ở Kông Yang (Gia Lai) Hiệu Quả Từ Mô Hình Vỗ Béo Bò Con Sau Khi Sinh Ở Kông Yang (Gia Lai)

“Chuyển giao kỹ thuật nuôi thâm canh bò giai đoạn bú sữa và sau cai sữa” là mô hình nằm trong phạm vi hợp phần Dự án cạnh tranh nông nghiệp Gia Lai. Sau 6 tháng triển khai tại xã Kông Yang (huyện Kông Chro - Gia Lai), dự án đã kết thúc và cho thấy những kết quả khá tích cực.

23/05/2013
Hỗ Trợ Nông Dân Hơn 12 Tỉ Đồng Trồng Lúa Chất Lượng Cao Ở Trà Vinh Hỗ Trợ Nông Dân Hơn 12 Tỉ Đồng Trồng Lúa Chất Lượng Cao Ở Trà Vinh

UBND tỉnh Trà Vinh vừa phê duyệt quyết định hỗ trợ đầu tư cho nông dân trồng lúa trên địa bàn tỉnh đến năm 2015, nhằm giúp nông dân tăng thu nhập và đạt mục tiêu xây dựng 60.000 ha vùng lúa chất lượng cao. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã triển khai chương trình hỗ trợ hơn 12 tỉ đồng cho nông dân trong tỉnh trồng lúa chất lượng cao và sản xuất lúa giống nguyên chủng, giống xác nhận trong vụ hè thu 2013 theo quyết định này.

23/05/2013
Hàng Nghìn Tấn Ngao Thương Phẩm Ứ Đọng Ở Thanh Hóa Hàng Nghìn Tấn Ngao Thương Phẩm Ứ Đọng Ở Thanh Hóa

Sáng 22-5, ông Bùi Thế Sinh – Chủ tịch UBND xã Đa Lộc (Hậu Lộc – Thanh Hóa) cho biết, còn hàng nghìn tấn ngao (nghêu) đã đến vụ thu hoạch đang bị ứ đọng, không có thương lái thu mua.

24/05/2013
Chi Cục Thủy Sản Hỗ Trợ Mỹ Lộc Phát Triển Mô Hình Nuôi Lươn Đồng Ở Vĩnh Long Chi Cục Thủy Sản Hỗ Trợ Mỹ Lộc Phát Triển Mô Hình Nuôi Lươn Đồng Ở Vĩnh Long

Trong khuôn khổ dự án “Chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống và phát triển mô hình nuôi lươn đồng bằng phương pháp sinh sản bán nhân tạo giai đoạn 2011 – 2013” thực hiện năm 2013, Chi cục Thủy sản Vĩnh Long đã tổ chức 2 lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất giống lươn đồng phương pháp sinh sản bán nhân tạo và kỹ thuật nuôi lươn thương phẩm tại xã Mỹ Lộc (Tam Bình - Vĩnh Long) với 40 hộ nông dân trong vùng triển khai dự án tham gia.

24/05/2013