Diện Tích Trồng Đậu Nành Giảm Mạnh Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Chiều 11-4, theo Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) cho biết, những năm gần đây diện tích trồng đậu nành ở các tỉnh ĐBSCL giảm liên tục. Nếu như năm 2009, toàn vùng có hơn 8.932ha đậu nành được trồng ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Sóc Trăng, TP Cần Thơ…, nay giảm chỉ còn 2.967ha. Trong đó, nhiều nơi trồng đậu nành trọng điểm như huyện Lai Vung, Lấp Vò (Đồng Tháp); huyện Bình Tân, thị xã Bình Minh (Vĩnh Long)… nông dân ào ạt bỏ cây đậu nành chuyển sang trồng cây khác.
Ông Huỳnh Văn Tồn, Phó phòng NN-PTNT huyện Lai Vung (Đồng Tháp) cho biết, nếu như trồng mè cho lợi nhuận khoảng 50 - 60 triệu đồng/ha/vụ; khoai lang 250 triệu đồng/ha/vụ; đậu bắp lời 70 triệu đồng/ha/vụ; dưa lê lời 170 triệu đồng/ha/vụ; huệ lời 150 - 180 triệu đồng/ha; nấm rơm lời 200 - 240 triệu đồng/ha/vụ, lợi nhuận của cây đậu nành kém xa. Vì vậy, nông dân ngày càng từ bỏ cây đậu nành.
Sở NN - PTNT các tỉnh ĐBSCL cho rằng, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm đậu nành rất lớn; cộng với lợi ích của trồng đậu nành là tiết kiệm được nước tưới, hạn chế phát sinh mầm bệnh, trồng đậu nành giữa 2 vụ lúa góp phần cải tạo đất rất tốt… Tuy nhiên, để nâng diện tích đậu nành, nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ sản xuất, gắn liên kết 4 nhà, xây dựng vùng đậu nành diện tích lớn có sự đầu tư và bao tiêu đầu ra giữa doanh nghiệp và nông dân. Làm sao nâng được lợi nhuận cao lên thì nông dân sẽ quay lại trồng đậu nành, nhất là trồng vụ xuân hè rất phù hợp với tình hình khô hạn hiện nay.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 17/4, Bộ NNPTNT sẽ họp để xây dựng Thông tư quy định tạm thời về quản lý hoạt động nuôi chim yến nhằm đối phó ngay với việc phát hiện vi rút cúm A/H5N1 trên đàn chim yến tại Ninh Thuận, ngăn ngừa nguy cơ phát tán dịch.

Dễ trồng, ít tốn công lao động, sớm cho thu hoạch lại có năng suất và giá trị kinh tế cao nên cây thanh long ruột đỏ đang thu hút sự quan tâm của nhiều người dân xã Tân Thanh, Lâm Hà (Lâm Đồng). Tuy nhiên, việc trồng cây thanh long ở địa phương này còn nhỏ lẻ và mang tính tự phát. Để có thể khai thác hết giá trị kinh tế loài cây này mang lại, người dân cần có sự đầu tư đúng mức bên cạnh sự hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương.

Hội chứng tôm chết sớm (EMS) vẫn đang “tàn phá” tôm nuôi của Thái Lan khiến nhiều nhà NK tôm chân trắng của EU lao đao do giá tôm tăng mạnh. Tháng 12/2012. Giá tôm cỡ 70 con/kg cũng tăng từ 4,7 USD/kg lên 6,6 USD/kg.

Cách đây vài năm, người trồng cam sành ở huyện Kế Sách còn ngêu ngao câu ví buồn: “Cam sành lột vỏ còn “cay”/Nông dân điêu đứng vì cam sau nhà…”. Ấy vậy mà, sau hơn 2 năm thực hiện mô hình trồng cam sành theo dự án Jica do Nhật Bản tài trợ đã xóa tan đi câu ví một thời.

Nhằm phát huy tiềm năng kinh tế miền đất nhiễm mặn, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam (SOFRI) đang hỗ trợ huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) thâm canh mãng cầu xiêm - cây trồng đặc sản đang cho hiệu quả kinh tế cao theo tiêu chí VietGAP.