Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bó tay với kháng sinh trong tôm?

Bó tay với kháng sinh trong tôm?
Ngày đăng: 24/04/2015

Việt Nam cùng với Malaysia, Ấn Độ, Trung Quốc nằm trong danh sách những nước có lô hàng tôm bị Mỹ từ chối nhập khẩu. Lý do: Tôm có dư lượng kháng sinh và thuốc thú y cao.

Nhìn lại một chút năm 2014, theo Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản (Nafiqad), thương vụ Việt Nam tại EU, Nhật và Mỹ liên tục nhận được nhiều thông tin cảnh báo về các lô hàng thủy sản Việt Nam có dư lượng hóa chất, kháng sinh vượt mức cho phép. Mặt hàng thủy sản bị cảnh báo nhiều nhất là tôm và cá tra.

Câu hỏi đặt ra: Vì sao những lô hàng thủy sản xuất khẩu nhiễm hóa chất, kháng sinh vẫn tăng lên mặc dù có rất nhiều cảnh báo?

Có lẽ phải mượn lời của đại diện một công ty thủy sản ở phía Nam để làm câu trả lời: Mỗi năm công ty bỏ ra hơn 1 triệu USD để kiểm soát kháng sinh trên tôm xuất khẩu nhưng cuối cùng... “bó tay chấm com”!

Thực tế, tôm khó nuôi, dễ mắc nhiều bệnh. Thay vì sử dụng kháng sinh với liều lượng cho phép, nhiều hộ nuôi tôm dùng vô tội vạ khiến dư lượng thuốc trong tôm rất cao. Trong khi đó, doanh nghiệp lại không đủ sức tự tạo vùng nguyên liệu tôm, chủ yếu trông chờ vào thương lái- những người coi lợi nhuận là trên hết.

Nhìn rộng ra, kháng sinh không rõ nguồn gốc bán đầy rẫy trên thị trường, đâu cũng có. Thị trường thuốc kháng sinh dùng cho nuôi trồng thủy sản dường như chưa nằm trong vòng kiềm tỏa của cơ quan quản lý, mặc dù Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam đã được ban hành từ lâu.

Phải chăng doanh nghiệp thực sự “lực bất tòng tâm” trước thực trạng nguyên liệu thủy sản xuất khẩu bị nhiễm kháng sinh cao?

Không hẳn vậy. Có chuyên gia cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là các doanh nghiệp liên kết với nhau, hoặc liên kết với các hộ nuôi tôm cùng đầu tư xây dựng vùng nuôi tập trung, kiểm soát chặt nguồn nguyên liệu cho chính mình, không thể “thả” lòng tin vào nông dân, thương lái, để rồi tổn hao tiền bạc, sức lực “đuổi” theo chất lượng nguyên liệu tốt- xấu.

Tiếc thay, lâu nay, sự liên kết đó vẫn chỉ là “mong ước” của chuyên gia mà thôi!


Có thể bạn quan tâm

Tiêu Đầu Mùa Bị Thương Nhân Nước Ngoài Ép Giá Tiêu Đầu Mùa Bị Thương Nhân Nước Ngoài Ép Giá

Đại diện Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê tỉnh Gia Lai cho biết, trong khi giá tiêu trên thế giới vẫn đang ổn định, giá tiêu Ấn Độ thậm chí còn tăng 5% thì không có lý do gì khiến cho giá tiêu Việt Nam lại giảm nhanh và mạnh như vậy.

18/02/2014
Ngư Dân Hợp Tác Nâng Cao Hiệu Quả Đánh Bắt Thủy Sản Ngư Dân Hợp Tác Nâng Cao Hiệu Quả Đánh Bắt Thủy Sản

Những năm gần đây, do ảnh hưởng biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến thất thường, nguồn lợi thủy sản có chiều hướng suy giảm trong khi giá cả nhiên liệu chi phí đầu vào tăng dẫn đến thu nhập ngư dân không cao. Do vậy, nhiều ngư dân đánh bắt thủy sản trên biển tại tỉnh Bến Tre đã liên kết lại để nâng cao hiệu quả khai thác và xu hướng hợp tác này đang phát triển rộng khắp.

15/03/2014
Làm Giàu Nhờ Liên Kết Làm Giàu Nhờ Liên Kết

Một trong những khó khăn lớn hiện nay của sản xuất nông nghiệp và cũng là khó khăn của nông dân là tiêu thụ nông sản. Do không có thị trường tiêu thụ nông sản ổn định và bền vững, người nông dân hiện đang rất bị thua thiệt bởi tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất mùa” triền miên.

18/02/2014
Anh Nguyễn Văn Phúc Trồng Vú Sữa Bơ Lợi Nhuận 80 Triệu Đồng/năm Anh Nguyễn Văn Phúc Trồng Vú Sữa Bơ Lợi Nhuận 80 Triệu Đồng/năm

Nằm giữa sông Tiền lộng gió, cù lao xã Ngũ Hiệp được phù sa bồi đắp không chỉ thích hợp cho cây sầu riêng phát triển, mà cả giống vú sữa bơ được anh Nguyễn Văn Phúc ở ấp Tân Sơn (Tiền Giang) mạnh dạn trồng trên đất cù lao cho thu nhập cao.

18/02/2014
Đồng Nai Được Chọn Triển Khai Thí Điểm Chăn Nuôi Tập Trung Lifsap Đồng Nai Được Chọn Triển Khai Thí Điểm Chăn Nuôi Tập Trung Lifsap

Theo Ban quản lý dự án Lifsap Đồng Nai, đến nay toàn tỉnh đã xây dựng được 3 vùng thí điểm thực hành chăn nuôi tốt, gồm: các huyện: Xuân Lộc, Thống Nhất và thị xã Long Khánh. Trong đó có 52 nhóm và 1.047 hộ chăn nuôi áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn (GAHP); 24 hệ thống trộn thức ăn đã được lắp đặt cho các nhóm để tự chế biến thức ăn chăn nuôi. Hiện nay, toàn tỉnh đã có 78 hộ GAPH được cấp chứng nhận đủ điều kiện truy xuất nguồn gốc.

15/03/2014