Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đồng Nai Được Chọn Triển Khai Thí Điểm Chăn Nuôi Tập Trung Lifsap

Đồng Nai Được Chọn Triển Khai Thí Điểm Chăn Nuôi Tập Trung Lifsap
Ngày đăng: 15/03/2014

Theo Ban quản lý dự án Lifsap Đồng Nai, đến nay toàn tỉnh đã xây dựng được 3 vùng thí điểm thực hành chăn nuôi tốt, gồm: các huyện: Xuân Lộc, Thống Nhất và thị xã Long Khánh. Trong đó có 52 nhóm và 1.047 hộ chăn nuôi áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn (GAHP); 24 hệ thống trộn thức ăn đã được lắp đặt cho các nhóm để tự chế biến thức ăn chăn nuôi. Hiện nay, toàn tỉnh đã có 78 hộ GAPH được cấp chứng nhận đủ điều kiện truy xuất nguồn gốc.

Đồng Nai là tỉnh duy nhất trong cả nước được Ngân hàng thế giới tiếp tục triển khai khu thí điểm chăn nuôi tập trung (khu LPZ). Dự án đã tiến hành đầu tư xây dựng nâng cấp 25 chợ Lifsap và dự kiến trong năm 2014 sẽ hoàn thành thi công xây dựng hạ tầng và hỗ trợ các hộ chăn nuôi trong LPZ áp dụng theo quy trình GAPH.

Tuy nhiên, đến nay việc triển khai dự án vẫn còn một số khó khăn như: chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ nên năng lực cạnh tranh còn yếu; khó kết nối trong xây dựng chuỗi liên kết; khó khăn trong quy hoạch điểm giết mổ tập trung; công tác quản lý, vận hành một số chợ Lifsap chưa tốt…

Tại hội nghị đánh giá kết quả đã thực hiện và triển khai kế hoạch hoạt động trong năm 2014 do Ban quản lý dự án Lifsap Đồng Nai tổ chức ngày 13-3, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh yêu cầu Ban quản lý dự án Lifsap và các địa phương cần chú trọng công tác xây dựng kế hoạch sẽ triển khai, khắc phục những mặt còn tồn tại nhằm đạt hiệu quả cao khi thực hiện. Trong đó, công tác tuyên truyền cần được đẩy mạnh để người dân hiểu rõ về dự án để tích cực tham gia.


Có thể bạn quan tâm

Thăm quan mô hình nuôi tôm áp dụng VietGAP Thăm quan mô hình nuôi tôm áp dụng VietGAP

Nuôi tôm áp dụng VietGAP là một trong những biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm và có khả năng truy xuất nguồn gốc, giảm thiểu tác động đến môi trường sinh thái, quản lý tốt sức khỏe động vật thủy sản và thực hiện được các trách nhiệm về phúc lợi xã hội và an toàn cho người lao động.

18/10/2015
Khánh Hòa tìm giải pháp phát triển nghề nuôi tôm hùm bền vững Khánh Hòa tìm giải pháp phát triển nghề nuôi tôm hùm bền vững

Khánh Hòa được xem là “thủ phủ” nghề nuôi tôm hùm của cả nước khi bình quân hàng năm, tỉnh này thả nuôi trên 23.300 lồng tôm hùm, chiếm đến trên 40% tổng số lồng nuôi tôm hùm toàn quốc.

18/10/2015
Tạo dựng chỗ đứng trên thương trường Tạo dựng chỗ đứng trên thương trường

Năm 2015 - năm có nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu con tôm Việt Nam. Song, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong tỉnh đã năng động, vươn lên để đưa ra thị trường những sản phẩm có sức cạnh tranh cao và tạo dựng được chỗ đứng trên thương trường nội địa lẫn quốc tế.

18/10/2015
Cơ hội và thách thức cho thủy sản Cơ hội và thách thức cho thủy sản

TPP đã đạt được thỏa thuận cuối cùng và kết thúc đàm phán Hiệp định TPP của 12 nước thành viên. Hiệp định TPP được coi là Hiệp định của thế kỷ 21 dự báo sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn cho các DN XK thủy sản.

18/10/2015
Thành công từ nuôi rắn hổ vện Thành công từ nuôi rắn hổ vện

Từ nhỏ đã đam mê rắn nên năm 27 tuổi, anh Nguyễn Hàn Phong quyết định thực hiện ước mơ nuôi rắn của mình. Theo anh, khi đã đủ độ chín trong suy nghĩ thì mới kiên trì với nghề mình chọn, dù thất bại hay thành công.

18/10/2015