Bình tuyển 18 ngàn cây dừa mẹ để cải tạo giống dừa trong sản xuất đại trà

Trồng mới 90ha vườn dừa đạt chuẩn vườn dừa giống để đáp ứng nhu cầu cây dừa giống cho các năm sau. Tập huấn kỹ thuật chăm sóc dừa mẹ và sản xuất giống dừa nhằm thực hiện tốt việc quản lý giống cho 95% nông dân tham gia.
Địa bàn thực hiện tại 22 xã của 5 huyện: Châu Thành, Bình Đại, Giồng Trôm, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc (Bến Tre). Năm 2014, dự án chọn nông dân tham gia thiết lập vườn dừa giống với diện tích 28ha. Nông dân tham gia mô hình mẫu được hỗ trợ 50% giá trị cây giống. Tập huấn chuyển giao kỹ thuật và các quy định của pháp luật về quản lý giống cho nông dân với số lượng 18 lớp, mỗi lớp 40 nông dân. Bình tuyển 3.600 cây dừa mẹ. Khảo sát chọn những vườn dừa từ 10 năm tuổi trở lên, không xen lẫn giữa nhóm dừa cao và dừa lùn. Trong đó, hơn 60% cây dừa giống khuyến cáo, hướng dẫn nông dân đăng ký bình tuyển cây dừa mẹ.
Dự án đã thiết lập vườn dừa giống cho nông dân đăng ký tham gia. Qua khảo sát, nông dân chưa đủ điều kiện, do nông dân có nhu cầu trồng xen, không trồng mới. Tập huấn chuyển giao kỹ thuật thiết lập vườn dừa giống kỹ thuật canh tác cây dừa và các quy định. Đã tập huấn 18 lớp với 681 nông dân tham gia. Bình tuyển dừa mẹ theo tiêu chuẩn tạm thời được 3.552 cây so với kế hoạch 3.600 cây. Tổng kinh phí thực hiện 125,8 triệu đồng.
Dự án được sự quan tâm sâu sát của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sự nhiệt tình hỗ trợ của các địa phương. Tuy nhiên, khó khăn là việc thiết lập vườn dừa giống chưa thực hiện được do đa số diện tích nông dân đã chuyển sang trồng dừa trước khi triển khai dự án, nay không còn đất để trồng mới. Nông dân chưa hiểu được tầm quan trọng của việc tuyển chọn giống dừa có năng suất và chất lượng tốt để cung ứng cho người trồng nên chưa mạnh dạn đăng ký bình tuyển cây dừa mẹ.
Có thể bạn quan tâm

Kế hoạch này nằm trong chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam thông qua hệ thống xúc tiến thương mại địa phương được Cục Xúc tiến thương mại tổ chức hội thảo góp ý vào sáng 30-9.

Về xã Đắk Sắk (Đắk Mil) hỏi ông Nguyễn Văn Tạo ở thôn Thổ Hoàng 3 thì ai cũng biết. Trong câu chuyện với chúng tôi vào một buổi chiều cuối tháng Chín, ông bộc bạch: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhất là tinh thần lao động và tình yêu thương con người của Bác, đã thôi thúc, hun đúc cho tôi ý chí vươn lên và sau này có điều kiện giúp đỡ mọi người khó khăn hơn mình.

Từ năm 2003, Công ty đã triển khai ứng dụng công nghệ cao vào trồng dược liệu bền vững sinh học trên diện tích 6 ha tại xã Đắk Sin (Đắk R’lấp). Sau nhiều năm tìm tòi, nghiên cứu và triển khai trồng thí điểm, khảo nghiệm, đến nay nhiều loại cây đã cho kết quả khả quan.

Thực hiện Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, bằng những cách thức tuyên truyền sâu rộng, nhiều nông dân ở xã Nam Xuân (Krông Nô) đã mạnh dạn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, đưa những giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao vào sản xuất, nuôi trồng.

Từ mô hình kinh tế hộ nhỏ lẻ nâng lên cơ sở sản xuất và chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp, Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Chế biến bột cá Thành Bình (ấp Đôi Ma, xã Kiểng Phước, huyện Gò Công Đông) liên tục được bình chọn là Doanh nghiệp Tiền Giang tiêu biểu trong những năm gần đây.