Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Doanh Nghiệp Tư Nhân Chế Biến Bột Cá Thành Bình Làm Chắc, Ăn Chắc

Doanh Nghiệp Tư Nhân Chế Biến Bột Cá Thành Bình Làm Chắc, Ăn Chắc
Ngày đăng: 03/10/2014

Từ mô hình kinh tế hộ nhỏ lẻ nâng lên cơ sở sản xuất và chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp, Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Chế biến bột cá Thành Bình (ấp Đôi Ma, xã Kiểng Phước, huyện Gò Công Đông) liên tục được bình chọn là Doanh nghiệp Tiền Giang tiêu biểu trong những năm gần đây.

Nhân kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam 2014, DNTN Chế biến bột cá Thành Bình tiếp tục được đề nghị danh hiệu Doanh nghiệp tiêu biểu của Đồng bằng sông Cửu Long.

Nói về chặng đường gần 30 năm gắn bó với nghề, ông Phạm Văn Thành, chủ doanh nghiệp Thành Bình cho biết, sau khi đi bộ đội, gia đình bắt đầu gắn với nghề cá phân, một loại cá dạt sau khi phân loại các loại cá xong. Nhà ở gần biển, lại gần cảng cá nên lượng cá phân do các tàu khai thác mang về từ biển có số lượng tương đối lớn. Mới đầu làm chỉ mang tính hộ gia đình, với khoảng 50 - 70 kg cá phân tươi mỗi ngày.

“Lúc này gia đình còn nghèo, vốn liếng không nhiều nên chỉ mong làm đủ sống. Nhưng nói ngay, vậy chứ mỗi ngày tiền lãi kiếm được cũng bằng 5 - 7 ngày công lao động nên gia đình mở rộng quy mô làm ăn dần dần lên. Chính nghề này đã nuôi sống gia đình, con cái giờ cũng có cơ ngơi ổn định” - ông Phạm Văn Thành chia sẻ.

Bắt đầu từ nghề cá phân từ năm 1983 nhưng lúc đầu bán thô, tức là sau khi mua cá tạp về phơi khô đem bán chứ không hấp hay xay nhuyễn. Đến năm 1995, gia đình bắt đầu nâng lên thành cơ sở sản xuất bột cá và cũng chuyển đổi dần hình thức sản xuất. Xuất phát từ nhu cầu của khách hàng, cơ sở chuyển sang dạng phơi khô, xay nhuyễn thành bột cá để bán cho các nhà máy sản xuất thức ăn.

Với số lượng sản phẩm được tiêu thụ ngày càng lớn, cơ sở đầu tư thêm máy hấp cá phân, sau đó sấy thủ công để nâng dần quy mô sản xuất của cơ sở. Nhờ vậy số lượng sản phẩm cơ sở làm ra cứ nâng dần lên theo hàng năm.

Hiện tại, nếu chỉ tính diện tích sân phơi cá phân của cơ sở cũng trên 2 ha, với công suất phơi từ 30 - 40 tấn cá phân tươi mỗi ngày, tùy theo số lượng nguồn cung nguyên liệu. Có những thời điểm nguồn nguyên liệu dồi dào, cơ sở phải thu mua với số lượng lớn hơn để trữ lại cho những ngày sau.

Với lợi thế là gần Cảng cá Vàm Láng, nên lượng nguyên liệu cho cơ sở sản xuất gần như được bảo đảm, rất ít xảy ra tình trạng thiếu nguyên liệu. Đây cũng được xem là một trong những lợi thế lớn giúp cơ sở ổn định được sản xuất và dần mở rộng quy mô.

Một trong những lợi thế khác của cơ sở là đầu ra tương đối ổn định, chủ yếu là cung ứng cho các công ty chế biến thức ăn gia súc nên lượng bột cá làm ra bao nhiêu được tiêu thụ hết. Nhìn chung, các khâu từ sản xuất đến tiêu thụ của cơ sở đều được đảm bảo, nhờ đó quy mô sản xuất ngày càng nâng lên.

Cứ thế, sau mấy mươi năm gắn bó với nghề cá phân, cơ sở chế biến bột cá mang tên Thành Bình đã nổi tiếng khắp trong và ngoài tỉnh. Nhờ đó, doanh thu của cơ sở cũng tăng dần qua các năm, nếu như năm 2013 doanh thu đạt được chỉ trên 21 tỷ đồng thì dự kiến năm 2014 đạt 30 tỷ đồng.

Ông Phạm Văn Thành cho biết thêm, cơ sở đã từng bước nâng cấp, mở rộng quy mô với mục tiêu là “làm chắc, ăn chắc”. Những năm gần đây, sản lượng sản xuất của cơ sở đạt trên 1.500 tấn/năm, sử dụng lượng lao động của địa phương thường xuyên trên 30 người, với mức thu nhập bình quân trên 4 triệu đồng/tháng, chưa kể bao ăn uống.

Mới đây, cơ sở cũng đã chuyển đổi mô hình hoạt động thành DNTN để mở rộng, hiện đại hóa sản xuất và chuẩn bị đầu tư dây chuyền sản xuất bột cá khép kín từ hấp, sấy, xay nhuyễn thành bột cá. Hiện doanh nghiệp đang tập trung làm nhà kho và khoảng 1 tháng nữa là hệ thống dây chuyền sản xuất khép kín chính thức đi vào vận hành, với công suất dao động từ 50 - 60 tấn cá phân nguyên liệu mỗi ngày, với vốn đầu tư 4 tỷ đồng.

“Doanh nghiệp luôn tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân lao động, môi trường sản xuất bảo đảm vệ sinh; có chế độ đãi ngộ và thù lao khi tăng ca giúp công nhân an tâm lao động, không để tình trạng lãn công, khiếu nại xảy ra” - ông Phạm Văn Thành cho biết.


Có thể bạn quan tâm

Giá hồ tiêu đạt mức kỷ lục 240.000 đồng/kg Giá hồ tiêu đạt mức kỷ lục 240.000 đồng/kg

Tại các tỉnh Đông Nam bộ, thời điểm trung tuần tháng 6 này, giá hồ tiêu đang lên rất cao, đạt mức 240.000 đồng/kg. Theo đó, tại các huyện Lộc Ninh, Bù Đăng (Bình Phước), Xuyên Mộc, Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu), Xuân Lộc (Đồng Nai)… trong 10 ngày qua, thương lái đang “lùng sục” thu mua tiêu đen nhưng hàng trong dân không còn nhiều.

20/06/2015
Trồng mè lãi trên 4 triệu đồng/công Trồng mè lãi trên 4 triệu đồng/công

Vụ hè thu 2015, nông dân xã Hòa Bình (Chợ Mới, An Giang) xuống giống 150 héc-ta mè, tăng 60 héc-ta so năm trước. Hiện nay, nông dân thu hoạch dứt điểm 100% diện tích xuống giống, năng suất từ 150 - 180 kg/công. Với giá từ 38.000 - 40.000 đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí, mỗi công mè mang lại lợi nhuận từ 4 - 5 triệu đồng.

20/06/2015
Cây đa tác dụng trên đất vùng cao Cây đa tác dụng trên đất vùng cao

Việc lựa chọn cây trẩu để trồng rừng ở một số địa phương trong tỉnh Lào Cai bước đầu đã mang lại “lợi ích kép” giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

20/06/2015
Mô hình nuôi bò mang lại hiệu quả kinh tế Mô hình nuôi bò mang lại hiệu quả kinh tế

Sau nhiều năm chăn nuôi bò theo phương pháp cũ không mang lại hiệu quả, anh Đặng Ngọc Phong (SN 1981) ngụ ấp Phú Hòa, xã Tân Phú Đông, TP.Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc nuôi bò vỗ béo và bán bò giống. Mô hình chăn nuôi này giúp giảm chi phí, công lao động và đảm bảo môi trường, vừa cho lợi nhuận kinh tế cao.

20/06/2015
Trứng gà Omega 3 một nông sản Bắc Ninh tiêu biểu Trứng gà Omega 3 một nông sản Bắc Ninh tiêu biểu

Ngày 7-6 vừa qua, sản phẩm trứng gà Omega 3 của Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển chăn nuôi gia công - Tập đoàn DABACO là đại diện duy nhất của Bắc Ninh được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tôn vinh sản phẩm nông nghiệp Việt Nam tiêu biểu năm 2014. Chứng nhận này là động lực, cơ hội để đưa nông sản có giá trị của Bắc Ninh tiếp cận những thị trường rộng lớn hơn.

20/06/2015