Giảm Xuất Khẩu Trái Vải Sang Trung Quốc

Trong những năm tới, Việt Nam sẽ giảm xuất khẩu trái vải sang thị trường Trung Quốc, mở rộng thị trường xuất khẩu sang nhiều nước khác.
Kế hoạch này nằm trong chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam thông qua hệ thống xúc tiến thương mại địa phương được Cục Xúc tiến thương mại tổ chức hội thảo góp ý vào sáng 30-9.
Theo nhóm nghiên cứu kế hoạch này, trái vải là một trong bảy mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của khu vực miền Bắc. Song mặt hàng này hiện chỉ xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc với tỉ lệ 90%-95%. Nhóm nghiên cứu đã đưa ra mục tiêu đến năm 2017 sẽ giảm tỉ lệ xuất khẩu trái vải sang thị trường Trung Quốc xuống còn 85% và đến năm 2020 còn 75%.
Thời gian tới Việt Nam sẽ tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, đàm phán các biện pháp kỹ thuật kinh doanh tư vấn nhằm xúc tiến mở cửa thị trường xuất khẩu trái vải, xây dựng thương hiệu trái vải của Việt Nam.
TS Nguyễn Văn Giáp, đại diện nhóm nghiên cứu kế hoạch phát triển xuất khẩu vùng Tây Nam Bộ, cho biết: Nhu cầu từ các thị trường cao cấp đối với trái cây Việt Nam khá cao. Tuy nhiên, do trở ngại về vận chuyển nên trái cây chưa được xuất nhiều vào các thị trường cao cấp. Vì vậy để phát triển xuất khẩu trái cây tươi, ngoài việc mở rộng sản xuất, đa dạng hóa thị trường,… Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về chi phí vận chuyển bằng đường hàng không cho các mặt hàng trái cây tươi”.
Có thể bạn quan tâm

Gần đây, trên một số tờ báo điện tử xuất hiện thông tin có tới 98% thủy sản ở Hà Nội nhiễm kim loại nặng, khiến người tiêu dùng hoang mang. Tuy nhiên, theo kiểm tra của Sở NN&PTNT Hà Nội, việc đưa ra những thông tin nêu trên chưa hoàn toàn chính xác, ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thành phố.

Nhân kỷ niệm 53 năm ngày truyền thống nghề cá (1/4/1959-1/4/2014), sáng nay 28/3, tại thị trấn Cầu Quan, huyện Tiểu Cần, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Trà Vinh tổ chức thả 400 triệu con cá giống các loại (khoảng 1,1 tấn cá giống) trị giá gần 61 triệu đồng ra môi trường tự nhiên trên sông Hậu.

Trong khuôn khổ hoạt động Festival Thủy sản Việt Nam năm 2014, tối 28/3, Hội chợ Thủy sản-Công nghiệp-Thương mại khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ đã khai mạc tại TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

Theo báo cáo của Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Quảng Ninh, từ đầu năm đến nay, số ngày bám biển của bà con ngư dân bình quân đạt từ 19-25 ngày/tháng đối với tàu khai thác ven bờ; 15-20 ngày/tháng đối với tàu khai thác xa bờ. Sản lượng khai thác đạt hơn 11.800 tấn, tăng trên 4% so với cùng kỳ.

Việt Nam trở thành nước đứng đầu thế giới về sản lượng cá tra; đứng thứ 3 về sản lượng tôm; sản phẩm thủy sản Việt Nam tính đến tháng 9/2013 đã có mặt tại 156 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng 16 thị trường so với năm 2010.