Bình Thuận sản xuất thanh long sạch tìm thị trường mới

Hiện nay đầu ra của trái thanh long Bình Thuận bấp bênh do phụ thuộc chủ yếu vào thị trường Trung Quốc.
Trong khi đó muốn tiêu thụ ở các thị trường mới như châu Âu không phải là điều dễ dàng vì rào cản "dư lượng thuốc bảo vệ thực vật".
Nhận thức được điều này, một số trang trại thanh long ở Bình Thuận đang nỗ lực sản xuất theo quy trình GlobalGAP (Thực hành Nông nghiệp tốt toàn cầu) để có thể xuất khẩu qua các thị trường khó tính.
Trang trại thanh long rau quả Bình Thuận được xây dựng tại xã Hàm Minh, huyện Hàm Thuận Nam vào năm 2011 trên diện tích 20 ha.
Sau 3 năm đầu tư, đây là năm đầu tiên trang trại này cho thu hoạch với sản lượng gần 400 tấn.
Phần lớn được xuất khẩu chính ngạch qua thị trường châu Âu và nhiều nước khác.
Thanh long của trang trại được các thị trường khó tính đón nhận là nhờ trồng theo quy trình GlobalGAP, đảm bảo các tiêu chuẩn về xuất khẩu.
Có kinh nghiệm trên 25 năm trồng và xuất khẩu thanh long, ông Trần Ngọc Hiệp, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thanh long tỉnh Bình Thuận cho rằng, đã đến lúc Bình Thuận cần sản xuất thanh long theo hướng an toàn - đảm bảo sức khỏe cộng đồng, có như vậy mới mong được nhiều thị trường chấp nhận.
Theo đó, từ năm 2007, Công ty Thanh long Hoàng Hậu của ông Hiệp đã xây dựng trang trại thanh long GlobalGAP quy mô hơn 300 ha tại thị trấn Thuận Nam và xã Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam.
Với diện tích thanh long đạt tiêu chuẩn GolbalGAP hiện có, đơn vị này đã và đang mạnh dạn tìm kiếm các thị trường mới ngoài Trung Quốc.
"Sắp tới công ty sẽ mở ra thêm thị trường xuất khẩu thanh long qua châu Âu và các tiểu UAE.
Vì đây là thị trường cho trái thanh long ổn hơn so với thị trường lân cận”, ông Trần Ngọc Hiệp cho biết.
Toàn tỉnh Bình Thuận hiện có 11 trang trại trồng thanh long được cấp chứng chỉ sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP.
Thời gian gần đây, các doanh nghiệp xuất khẩu có uy tín tại Bình Thuận cũng đã kết nối được với hệ thống phân phối rau quả tại nhiều nước châu Âu.
Hiện trở ngại duy nhất để thanh long sạch đến với thị trường này là vận chuyển bằng đường biển quá xa, tỷ lệ hư hao nhiều.
Tới đây, với việc áp dụng công nghệ bảo quản tốt hơn, thanh long sạch của Bình Thuận sẽ có cơ hội tiêu thụ mạnh tại thị trường châu Âu và nhiều quốc gia trên thế giới.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, giá tôm tại Sóc Trăng giảm mạnh và đang ở mức thấp nhất trong vòng hơn 1 năm nay. Cụ thể, giá tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg được thương lái mua ở mức 85 ngàn đồng/kg, loại 80 con giá còn 95 ngàn đồng/kg, loại 50 con được trên 135 ngàn đồng/kg, mức giá này giảm so với thời điểm cách đây 2 tháng từ 30 - 40 ngàn đồng/kg.

Theo Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Bến Tre, từ đầu năm đến nay tổng sản lượng đánh bắt của tỉnh đạt trên 45.000 tấn, tăng gần 5% so với cùng kì. Trong khi giá các loại thủy, hải sản ổn định ở mức cao, giúp ngư dân thu lãi khá cao.

Theo Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp Nhà nước, tại Hà Nội đã diễn ra buổi nghiệm thu dự án khoa học “Hoàn thiện quy trình bảo quản sau thu hoạch cá tạp và công nghệ sản xuất Surimi nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm Surimi xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản” (Mã số KC.07.DA01/11-15) do KS. Nguyễn Văn Chung, Giám đốc Công ty TNHH Thủy sản Hòa Thắng làm chủ nhiệm.

Từ đầu năm đến nay, các hộ chăn nuôi gia cầm trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh phấn khởi vì giá bán gia cầm thương phẩm không những ổn định mà còn tiếp tục tăng.

Với 100 con vịt thịt giống CV Super- M2, sau 2 tháng nuôi, vịt phát triển tốt, đồng đều, tỷ lệ hao hụt trên tổng đàn 4%, trọng lượng trung bình từ 3 kg/con. Với giá bán hiện tại 42.000 đồng/kg, sau khi trừ mọi chi phí, lợi nhuận gần 3 triệu đồng.