Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bình Thuận Nóng Nạn Đánh Bắt Tôm Hùm Nhỏ

Bình Thuận Nóng Nạn Đánh Bắt Tôm Hùm Nhỏ
Ngày đăng: 01/04/2014

Tại những khu vực ven bờ biển của tỉnh Bình Thuận thời gian gần đây xuất hiện nhiều bẫy tôm hùm do ngư dân giăng để đánh bắt loại hải sản hiếm là tôm hùm con.

Bẫy bắt tôm hùm con là một nghề tự phát của ngư dân từ nhu cầu cao của người nuôi, nghề này thường chỉ hoạt động trong thời điểm vụ bấc của năm (biển càng động thì tôm càng xuất hiện nhiều) để tìm thức ăn. Đây là dịp để ngư dân có thêm nguồn thu trước mùa biển êm. Vài năm trở lại đây, bẫy bắt tôm hùm con xuất hiện dày đặc dọc vùng biển Bình Thuận, từ huyện Tuy Phong đến Thị xã Lagi.

Ông Nguyễn Văn Hường, phường Hưng Long, Phan Thiết, Bình Thuận cho biết: “Do đây là loại đặc sản quý hiếm cần khai thác có thời điểm, nên UBND tỉnh Bình Thuận chỉ cho phép nghề này hoạt động từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm sau. Tuy nhiên hiện nay, dù trong thời gian cấm khai thác nhưng trên biển vẫn còn không ít bẫy tôm hùm con”.

Theo ngành chức năng, trong năm 2013, chỉ tính riêng ở khu vực biển của Thành phố Phan Thiết, Thanh tra thủy sản và lực lượng phường xã đã tháo dỡ hơn 2.700 bẫy tôm hùm con. Điều khiến ngư dân bất chấp lệnh cấm là giá một con tôm hùm con được thương lái thu mua bán ra các tỉnh miền Trung ở mức từ 150.000-200.000 đồng. Trung bình một ngư dân sau một đêm đánh bắt có thể kiếm được ít nhất 500.000 đồng, còn nếu gặp may lên đến tiền triệu”.

Khắc phục tình trạng này, các tổ kiểm tra liên ngành của tỉnh Bình Thuận sẽ tổ chức ít nhất 3 đợt ra quân, sử dụng ca nô và tàu chuyên dụng để trục vớt, thu giữ các bẫy tôm còn xuất hiện trong thời gian cấm. Các phường, xã ven biển sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động ngư dân không thả bẫy cho đến hết tháng 9.


Có thể bạn quan tâm

Thu Hoạch Nhanh Gọn Vụ Xuân, Chủ Động Sản Xuất Vụ Mùa, Vụ Đông Thu Hoạch Nhanh Gọn Vụ Xuân, Chủ Động Sản Xuất Vụ Mùa, Vụ Đông

Vụ đông xuân 2013-2014, tranh thủ thời tiết thuận lợi, có mưa đều rải vụ, sâu bệnh ít cộng với sự chỉ đạo kịp thời của các cấp, các ngành và nỗ lực của bà con nông dân nên kết quả sản xuất hai vụ được mùa.

11/06/2014
CAS - Giải Pháp Công Nghệ Mới Bảo Quản Vải Thiều CAS - Giải Pháp Công Nghệ Mới Bảo Quản Vải Thiều

Sản lượng lớn, chất lượng tốt song khâu bảo quản và tiêu thụ quả tươi vẫn đang là một thách thức đối với người trồng vải. Việc tìm kiếm, ứng dụng công nghệ bảo quản sẽ mở ra cơ hội cho vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) thâm nhập các thị trường "khó tính”, tăng giá trị và hiệu quả kinh tế.

30/06/2014
Mô Hình Sử Dụng Phân NPK-S Lâm Thao Khép Kín Cho Lúa Đạt Năng Suất Cao Mô Hình Sử Dụng Phân NPK-S Lâm Thao Khép Kín Cho Lúa Đạt Năng Suất Cao

Vừa qua, tại xã Cao Xá (huyện Lâm Thao), Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức tham quan đầu bờ mô hình trình diễn sử dụng phân bón NPK-S khép kín (chuyên dùng) và ứng dụng bản đồ nông hóa trong bón phân cho cây lúa xuân trên đất phù sa.

11/06/2014
Quả Vải Trung Quốc Xâm Nhập Ngược Vào Việt Nam Quả Vải Trung Quốc Xâm Nhập Ngược Vào Việt Nam

Trong khi vải thiều tươi của Việt Nam năm nay xuất khẩu qua biên giới nhỏ giọt, thì loại quả này từ Trung Quốc đang xuất ngược sang ta, gây ra nhiều lo ngại.

30/06/2014
Nông Sản VietGAP Loay Hoay Tìm Đầu Ra Nông Sản VietGAP Loay Hoay Tìm Đầu Ra

Đặc biệt, Hải Dương đã triển khai nhiều mô hình sản xuất vải quả và ổi theo mô hình VietGAP, với hàng ngàn hộ dân tham gia và trở thành địa phương đầu tiên trong vùng vải miền Bắc được chứng nhận VietGAP.

11/06/2014