Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

CAS - Giải Pháp Công Nghệ Mới Bảo Quản Vải Thiều

CAS - Giải Pháp Công Nghệ Mới Bảo Quản Vải Thiều
Ngày đăng: 30/06/2014

Sản lượng lớn, chất lượng tốt song khâu bảo quản và tiêu thụ quả tươi vẫn đang là một thách thức đối với người trồng vải. Việc tìm kiếm, ứng dụng công nghệ bảo quản sẽ mở ra cơ hội cho vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) thâm nhập các thị trường "khó tính”, tăng giá trị và hiệu quả kinh tế.

CAS giữ quả vải tươi lâu hàng năm

CAS (Cells Alive System) hay "hệ thống tế bào còn sống” là công nghệ lạnh đông nhanh với chức năng CAS. CAS được sử dụng để bảo quản hải sản, nông sản và thực phẩm đạt được tiêu chí "Fresh CAS - tươi như CAS”.

Nghĩa là các sản phẩm được bảo quản bằng công nghệ CAS sau một thời gian nhất định (từ 1 đến nhiều năm) sau rã đông vẫn giữ được độ tươi nguyên như vừa mới thu hoạch, giữ được cấu trúc mô - tế bào, màu sắc, hương vị, chất lượng sản phẩm.

Nguyên lý cơ bản của công nghệ CAS là sự kết hợp giữa quá trình lạnh đông nhanh (-30 đến -60 độ C) và dao động từ trường (50 Hz đến 5 MHz). Sự khác biệt của công nghệ CAS với các công nghệ lạnh đông thông thường đó là sự cùng tác động của từ trường và quá trình lạnh đông nhanh đã làm cho nước (nước tự do và nước liên kết) trong tế bào sống đóng băng ở chỉ một số rất ít phân tử, nên không phá vỡ cấu trúc tế bào và cũng không làm biến tính các hợp chất sinh học (như protid, vitamin).

Chính điều đó và một số tác động khác của CAS đối với tế bào sống đã làm cho sản phẩm được bảo quản bằng công nghệ CAS giữ nguyên được chất lượng sau một thời gian dài (ít nhất 1 năm đến nhiều năm, tùy mục đích, như gạo có thể bảo quản được hơn 10 năm).

Vừa qua, Tập đoàn ABI (Nhật Bản) và Bộ KH&CN đã tổ chức hội thảo quốc tế "Công nghệ CAS và khả năng ứng dụng công nghệ CAS trong bảo quản hải sản và nông sản Việt Nam" với sự tham gia của các nhà khoa học trong và ngoài nước. Bộ công nghệ CAS là sáng chế độc quyền của Tập đoàn ABI Nhật Bản, được đánh giá là một công nghệ tiên tiến, tích cực nhằm đạt được, khống chế và tối ưu hóa các thông số bảo quản.

Kết quả nghiên cứu, thử nghiệm của Bộ KH&CN tại Việt Nam với xoài cho thấy xoài đông lạnh CAS không bị hư hỏng hay giảm chất lượng trong quá trình vận chuyển. Hơn nữa lại tiết kiệm được thời gian chế biến, góp phần hạ chi phí sản xuất. Dưa vàng cũng được bảo quản với chất lượng hoàn hảo, thành phần nước trong dưa, hương thơm, vị ngọt không hề bị mất đi trong quá trình bảo quản.

Cơ hội xuất dương vải thiều

Ông Nguyễn Đức Kiên, Giám đốc Sở KH&CN cho biết, mùa vải thiều năm 2013, Sở đã phối hợp với Viện Nghiên cứu và phát triển vùng (Bộ KH&CN) nghiên cứu, áp dụng công nghệ CAS vào bảo quản quả vải tươi. Kết quả ban đầu cho thấy, vải thiều có thể bảo quản được hơn 1 năm với chất lượng tốt.

Nằm trong chương trình phối hợp của UBND tỉnh với Bộ KH&CN, bước thử nghiệm tiếp tục được thực hiện trong vụ vải thiều năm 2014. Ngày 20-6 vừa qua, 20 tấn vải thiều Lục Ngạn bảo quản bằng CAS thành công đã được xuất sang Nhật Bản.

Ông Kiên cũng cho biết, phía Nhật Bản và Bộ KH&CN sẵn sàng chuyển giao công nghệ này cho tỉnh, chậm nhất là vào năm 2015. Đây là cơ hội, cũng là thách thức cho vải thiều Bắc Giang bởi tiêu chuẩn quả vải vào các thị trường Nhật, Âu, Mỹ phải bảo đảm sạch từ giống, chăm sóc, thu hái, bảo quản.

Để ứng dụng công nghệ hiện đại này một cách rộng rãi, hiệu quả thì cần sự vào cuộc của chính quyền, các cơ quan chuyên môn và doanh nghiệp để có đủ nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất và đặc biệt cần áp dụng quy trình chuẩn về an toàn sinh học trong sản xuất.

Theo PGS.TS Lê Tất Khương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển vùng (Bộ KH&CN) thì để đáp ứng tiêu chuẩn thu mua phục vụ bảo quản bằng CAS, vườn vải thiều của các hộ gia đình thuộc xã Hồng Giang (Lục Ngạn) phải bảo đảm sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Bởi khi sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, quả vải chín đều, có màu đỏ tươi, cùi dày, hạt nhỏ, ít sâu bệnh, Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải đúng quy trình…

Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật trong vườn vải, kể cả thuốc diệt cỏ từ nơi khác bay vào vườn thì vườn vải đó cũng không được thu mua nữa. Viện đang cử 2 cán bộ tạm trú tại xã Hồng Giang để phụ trách công tác thu mua.

Mỗi ngày, thu mua gần 1 tấn vải thiều để bảo quản theo công nghệ CAS Nhật Bản, giá thu mua là giá cao nhất ngoài thị trường. Vải thiều thu mua từ hộ nào sẽ được đựng riêng trong các khay có ghi rõ ngày thu hoạch, họ tên, địa chỉ chủ vườn để tiện theo dõi. Tại xã Hồng Giang hiện có 8 hộ được Viện lựa chọn thu mua vải thiều.


Có thể bạn quan tâm

Diện Tích Mía Ở Quảng Ngãi Tiếp Tục Thu Hẹp Diện Tích Mía Ở Quảng Ngãi Tiếp Tục Thu Hẹp

Ngay khi vừa thu hoạch mía, ông Nguyễn Chánh ở thôn Thọ Lộc, xã Tịnh Hà (Sơn Tịnh) đã không một chút đắn đo khi phá bỏ ruộng mía để trồng mì, tỉa đậu. Ông Chánh là một nông dân gắn bó lâu đời với cây mía mấy chục năm qua, chẳng còn thiết tha với cây mía.

03/02/2015
Liên Kết Làm Giàu Liên Kết Làm Giàu

Với mục đích liên kết, hỗ trợ nhau về vốn, kỹ thuật, con giống; trao đổi những kinh nghiệm hay, cùng hợp tác mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh… những người cùng chung nghề chăn nuôi đã tìm đến với nhau để xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả cao.

03/02/2015
Tìm Hướng Đi Cho Cây Cao Su Trong Điều Kiện Thị Trường Biến Động Tìm Hướng Đi Cho Cây Cao Su Trong Điều Kiện Thị Trường Biến Động

Những năm qua nhờ phát triển cây cao su nên cuộc sống của nhiều hộ gia đình ở Quảng Trị đã được nâng lên đáng kể. Thế nhưng, thời gian gần đây giá mủ cao su giảm mạnh đã làm cho người trồng cao su phải lao đao. Trước thực trạng đó Sở Nông nghiệp và PTNT cùng với các công ty chế biến cao su trong tỉnh đã chủ động tìm hướng đi mới, đồng hành cùng người dân vượt qua giai đoạn khó khăn tạm thời, hướng đến sự phát triển bền vững...

03/02/2015
Tạo Thế Đứng Vững Chắc Cho Cây Cà Phê Hướng Hóa Tạo Thế Đứng Vững Chắc Cho Cây Cà Phê Hướng Hóa

Huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị hiện có trên 4.800 ha cà phê chè catimor, trong đó có gần 4.500 ha đang trong thời kỳ cho thu hoạch. Với doanh thu bình quân hàng năm trên 300 tỷ đồng, cây cà phê đã mang đến cho người dân địa phương nhiều điều tốt đẹp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo bền vững.

03/02/2015
Trên 6.400 Tỷ Đồng Cho Vay Phục Vụ Phát Triển Nông Nghiệp Nông Thôn Trên 6.400 Tỷ Đồng Cho Vay Phục Vụ Phát Triển Nông Nghiệp Nông Thôn

Doanh số cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Thái Nguyên là 5.810 tỷ đồng; tổng dư nợ đến ngày 31-12-2014 là 4.146 tỷ đồng, chiếm 73,2% tổng dư nợ. Trong đó, doanh nghiệp vay 617 tỷ đồng; hộ sản xuất vay 3.529 tỷ đồng với 49.786 khách hàng.

03/02/2015