Bình Thuận Nhân Rộng Thêm 4 Mô Hình Vệ Sinh Vườn, Tiêu Hủy Cành Bệnh Đốm Nâu

Cuối tuần qua, ông Huỳnh Thanh Cảnh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận chủ trì cuộc họp các thành viên trong Ban chỉ đạo phát triển bền vững cây thanh long và lãnh đạo các địa phương đánh giá tình hình thực hiện Tháng cao điểm phòng trừ bệnh đốm nâu trên cây thanh long (28/11 - 31/12/2014).
Báo cáo Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh về tiến độ thực hiện Tháng cao điểm phòng trừ bệnh đốm nâu trên cây thanh long cho biết: Từ cách làm hiệu quả hai mô hình vệ sinh vườn và tiêu hủy cành bệnh thí điểm ở xã Hàm Minh (Hàm Thuận Nam) và xã Hàm Hiệp (Hàm Thuận Bắc) bằng phương pháp ủ cành và trái thanh long bị bệnh với chế phẩm BIO – ADB cộng với vôi bột do Chi Cục Bảo vệ thực vật phối hợp với Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam thực hiện.
Đến nay, Bình Thuận đã phối hợp với Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam tổ chức thêm 4 mô hình với diện tích 20 ha tại xã Tân Thuận, Hàm Thạnh (Hàm Thuận Nam), xã Hàm Chính (Hàm Thuận Bắc); thị trấn chợ Lầu (Bắc Bình).
Đồng thời cấp phát thuốc cho các hộ tham gia mô hình và tổ chức 4 lớp tập huấn tại các địa phương có 133 hộ tham gia. Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cũng đã mở nhiều lớp tập huấn, phát hơn 1.500 tờ rơi hướng dẫn nông dân cách thức phòng trừ bệnh đốm nâu và quy trình xử lý cành quả thanh long bị bệnh….
Phát biểu tại cuộc họp, ông Huỳnh Thanh Cảnh đánh giá, kết quả thực hiện Tháng cao điểm phòng trừ bệnh đốm nâu tiến độ còn chậm, chưa thật sự hiệu quả. Công tác tuyên truyền chưa tập trung đúng mức, một bộ phận người trồng thanh long còn chưa nắm rõ nguồn gốc bệnh đốm nâu ỷ lại vào thuốc điều trị; chưa tin tưởng vào quy trình phòng chống bệnh đốm nâu của ngành chức năng khuyến cáo.
Hiện nay, bệnh đốm nâu chưa có thuốc đặc trị, Phó chủ tịch UBND tỉnh lưu ý, các địa phương tiếp tục tập trung chỉ đạo các biện pháp phòng trừ: ra quân chặt, tỉa cành bệnh tiêu hủy nguồn bệnh một cách đồng loạt từ nhà vườn đến nơi công cộng nhằm cắt nguồn bệnh trong tháng cao điểm này. Đồng thời, đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, thông tin cho nông dân rõ để nhận thức đúng đắn, tự giác thực hiện quy trình phòng chống bệnh đốm nâu theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn.
Có thể bạn quan tâm

Bơ Booth, loại trái cây nhập khẩu từ Mỹ, đang được giá khiến người trồng thành công loại bơ này ở Đắk Lắk hết sức vui mừng, phấn khởi. Hiện, bơ Booth được thương lái thu mua với giá từ 75.000 - 90.000 đồng/kg nhưng vẫn khan hàng.

Vasep cũng kiến nghị, Bộ NN&PTNT đề nghị Bộ Công Thương đưa nhóm cá ngừ vào gói đàm phán thương mại, để có thuế xuất khẩu 0%. Theo Vasep, “gỡ” được các vướng mắc, xuất khẩu cá ngừ có thể lên 2 tỷ USD/năm, chứ không chỉ khoảng 600 triệu USD/năm như hiện nay.

Chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng vật nuôi nhằm đa dạng hóa sản phẩm nông sản, cải tạo chất lượng giống là giải pháp then chốt để hiệu quả sản xuất tăng lên. Trung Tâm giống vật nuôi tỉnh Sóc Trăng là đơn vị góp phần cải tạo chất lượng giống vật nuôi để cung ứng cho như cầu phát triển của địa phương.

Thành công từ mô hình nuôi cá đối mục trong ao nuôi tôm suy thoái tại xã Tam Quan Nam và thị trấn Tam Quan đã tháo gỡ được nỗi lo của người nuôi tôm, góp phần khôi phục lại môi trường nuôi trồng thủy sản, vừa mở ra hướng đi mới mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân nơi đây.

Cụ thể, loại tôm sú cỡ 40 con/kg được bán với giá 175 - 185 ngàn đồng/kg, tôm sú loại 30 con/kg có giá 205 - 215 ngàn đồng/kg; tôm thẻ chân trắng loại 60 con/kg có giá 130 - 140 ngàn đồng/kg, tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg cũng được bán với giá 100 - 110 ngàn đồng/kg.