Bình Thuận Cấm Bẫy Tôm Hùm Con Nhiều Đối Tượng Vẫn Cố Tình Chống Đối

Hiện đang bắt đầu vào mùa bẫy tôm hùm con. Trên địa bàn thành phố Phan Thiết, nhiều ngư dân đã tiến hành đặt bẫy tại các vùng biển ven bờ. Mặc dù Chỉ thị 01 năm 2012 của UBND tỉnh Bình Thuận về quản lý bẫy, bắt tôm hùm con đã cấm bẫy, bắt tôm hùm con từ ngày 1/3 đến 30/9 hàng năm, đồng thời cấm đặt bẫy tại các bãi tắm trước các khu du lịch, các bãi tắm cộng đồng, các khu neo đậu tàu thuyền; các vùng cửa sông, cửa biển và các luồng tuyến giao thông đường thủy tàu thuyền thường xuyên qua lại.
Tuy nhiên, tại một số phường, xã ngư dân vẫn hành nghề bất chấp lệnh cấm. Bẫy vẫn tràn ngập tại các khu du lịch, các vùng bị cấm thả. Thậm chí nhiều nơi còn chống đối quyết liệt khi lực lượng chức năng tiến hành cưỡng chế.
Tại các phường Hàm Tiến, Mũi Né, Hưng Long và xã Tiến Thành, nhiều khu vực cấm vẫn được ngư dân đặt bẫy, làm ảnh hưởng đến cảnh quan du lịch, gây ô nhiễm môi trường nước tại các bãi tắm và ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản, gây cản trở việc lưu thông của các tàu thuyền khi ra khơi.
Trước thực trạng trên, ngày 20 và 21/11, thành phố Phan Thiết phối hợp với Trạm Kiểm ngư khu vực Phan Thiết - Chi cục Thủy sản, Bộ đội Biên phòng tổ chức cưỡng chế tháo gỡ bẫy tại khu vực biển xã Tiến Thành. Chỉ trong 2 ngày, lực lượng chức năng đã tiến hành tháo gỡ và thu giữ khoảng 4.000m dây bẫy. Tiếp đó, ngày 26/11, lực lượng chức năng tiếp tục kiểm tra và tháo gỡ tại các khu vực cấm tại phường Hàm Tiến. Khi thấy lực lượng chức năng, hầu hết ngư dân ở đây đã xin được tự nguyện tháo gỡ.
Ngày 27/11, khi tiến hành tháo cưỡng chế tại phường Mũi Né, lực lượng chức năng đã gặp phải sự chống đối quyết liệt. Trong đó, một số đối tượng quá khích đã kích động, lôi kéo gần 50 người dùng thuyền thúng, ghe ra cản trở. Dù đã được lực lượng chức năng giải thích, tuyên truyền nhưng nhiều đối tượng vẫn đe dọa, cản trở.
Nhiều đối tượng quá khích của phường Mũi Né chống đối quyết liệt khi lực lượng chức năng tiến hành tháo bẫy
Được biết đây không phải lần đầu tiên tình trạng này xảy ra tại phường Mũi Né.Năm 2013 trong khi tiến hành làm nhiệm vụ tại đây, lực lượng chức năng cũng bị nhiều đối tượng cản trở, thậm chí dùng gạch, đá ném cả những người làm nhiệm vụ. Theo một cán bộ phường cho biết, trước khi tháo gỡ, phường đã mời các hộ lên để tuyên truyền, vận động tuy nhiên họ vẫn giả như không nghe, không biết và cố tình chống đối.
Nguồn bài viết: http://www.baobinhthuan.com.vn/phap-luat/cam-bay-tom-hum-con-nhieu-doi-tuong-van-co-tinh-chong-doi.html
Có thể bạn quan tâm

Trong nhiều năm qua, năng suất, sản lượng lúa ở vùng ĐBSCL không ngừng tăng lên nhờ sự liên kết 4 nhà trong sản xuất lúa. Bà con nông dân ngày càng thích nghi và biết ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc sản xuất, nhân giống lúa tạo ra năng suất, sản lượng vụ sau cao hơn vụ trước. Năm 2012, sản lượng lúa toàn vùng ĐBSCL ước đạt 24,6 triệu tấn, tăng 1,1 triệu tấn so năm 2011, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới với sản lượng hơn 7,2 triệu tấn, đạt trị giá hơn 3,2 tỉ USD. Lúa đông xuân 2012 - 2013 đang vào vụ thu hoạch được đánh giá là vụ lúa trúng mùa, năng suất bình quân ban đầu trên 7 tấn/ha. Đạt được kết quả đó là do nông dân thường xuyên quan tâm sử dụng giống lúa mới, giống lúa chất lượng cao.

Đây là mô hình nuôi heo áp dụng công nghệ lên men từ quần thể các vi sinh vật sống để xử lý chất thải của vật nuôi, làm cho môi trường thông thoáng, giúp đàn heo ăn nhiều, lớn nhanh. “Nuôi heo không tắm” - cách gọi nôm na này đang lan truyền nhanh trong người dân Hậu Giang. Đây là mô hình nuôi thí điểm đầu tiên, với những phát hiện khá thú vị khi tận dụng các nguồn phụ phẩm ở ĐBSCL, hứa hẹn mở ra hướng chăn nuôi hiệu quả ở ĐBSCL

Bên cạnh hỗ trợ vốn vay cho những hộ nghèo, hộ có nhu cầu làm ăn phát triển kinh tế gia đình, thời gian qua, xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp xác định đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương đóng vai trò quan trọng, góp phần giúp người dân có đời sống tốt hơn.

Đây là nhận định được đưa ra tại Hội nghị công bố về Triển vọng toàn cầu của cây trồng biến đổi gen (BĐG) năm 2012 vừa được tổ chức cuối tuần qua tại Hà Nội.

Chi cục Nuôi trồng thủy sản (Sở NN&PTNT) tỉnh Trà Vinh cho biết tính đến nay các huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú và Châu Thành có hơn 9.500 hộ thả nuôi 838 triệu con tôm sú, tôm thẻ chân trắng trên diện tích 10.123 ha. Tuy nhiên ngành thủy sản chỉ mới kiểm dịch được 269 triệu con, chiếm 32% số lượng tôm thả nuôi.