Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

41.600 tấn thịt gà Mỹ đã nhập khẩu vào Việt Nam

41.600 tấn thịt gà Mỹ đã nhập khẩu vào Việt Nam
Ngày đăng: 11/08/2015

Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định phê duyệt Đề án quản lý nhập khẩu đến năm 2020 phù hợp với các cam kết quốc tế. Trong đó, một trong những biện pháp được đề cập là tăng cường xây dựng hàng rào kỹ thuật và kiểm dịch động thực vật để đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.

Ngành chăn nuôi trong nước đón nhận thông tin này như một tín hiệu lạc quan trong bối cảnh đang bị tấn công ồ ạt bởi hàng nhập khẩu, đặc biệt là bò Australia và gà Mỹ khiến ngành này điêu đứng.

Thống kê mới nhất từ Tổng cục Hải quan cho thấy, 6 tháng đầu năm nay, lượng thịt gà Mỹ nhập khẩu về Việt Nam đã lên đến 41.600 tấn, chiếm tới 61,3% tổng lượng thịt gà nhập khẩu. Riêng đùi gà nhập khẩu thì hàng Mỹ gần như độc quyền khi chiếm tới 98%. Trong khi đó, hiện có tới 30 quốc gia đang cấm nhập khẩu thịt gà Mỹ do cúm gia cầm.

Ông Trần Duy Khanh, Phó Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ cho biết: “Mỹ hiện nay có nhiều bang đang bị cúm gia cầm, những bang khác thì có thể nhập vào nhưng phải chứng minh được chất lượng, xuất xứ không đến từ những vùng có dịch”.

Thực tế nhiều nước ở châu Âu hiện đang cấm nhập khẩu thịt gà Mỹ vì chăn nuôi gà ở Mỹ có sử dụng các hóa chất mà châu Âu chưa cho phép. Hiệp hội chăn nuôi gia cầm cho rằng, trong thời gian tới, cần phải kiểm soát các chất kháng sinh trong sản phẩm nhập khẩu.

Ngoài ra, bảo vệ người tiêu dùng trong nước cần có quy định rõ ràng về xuất xứ, cho phép từ khi sản xuất đến khi hết hạn sử dụng là 6 tháng. Các nước khác muốn xuất hàng phải theo quy định này. Theo lãnh đạo Cục Chăn nuôi, chỉ nên cho nhập nguyên con với gà nhập khẩu. Còn với thịt bò, phải có quy định giới hạn trọng lượng.

Các chuyên gia trong ngành chăn nuôi cũng cho rằng, cần tăng cường vai trò của chính những người chăn nuôi, người sản xuất khi xây dựng hàng rào kỹ thuật để vừa đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, nhưng cũng hỗ trợ chăn nuôi trong nước phát triển.


Có thể bạn quan tâm

Phòng Trị Bệnh Vàng Lá, Khô Cành Trên Cây Cao Su Do Nấm Corynespora Gây Ra Phòng Trị Bệnh Vàng Lá, Khô Cành Trên Cây Cao Su Do Nấm Corynespora Gây Ra

Từ tháng 5-2010, bệnh vàng lá, rụng lá, khô cành do nấm corynespora gây ra hoành hành chủ yếu trên các vườn cao su giống RRIV4, cùng với nhược điểm của giống này là dễ đổ, nên tháng 7-2010, Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) khuyến cáo loại bỏ giống RRIV4 ra khỏi bảng I, cấm trồng, mua bán.

15/07/2013
Trồng Nhãn Thu Nhập Hàng Trăm Triệu Đồng Trồng Nhãn Thu Nhập Hàng Trăm Triệu Đồng

Từ một loại cây trồng làm nông dân xã Thắng Hải (Hàm Tân - Bình Thuận) điêu đứng, vì giá “trượt dốc” không phanh dẫn đến phải chặt phá hàng loạt. Hai năm gần đây, giá nhãn luôn giữ mức từ 13 - 17 ngàn đồng/kg, diện tích loại trái cây này đang được khôi phục và tăng lên đáng kể, có hộ thu nhập hàng trăm triệu đồng sau mùa quả ngọt…

15/07/2013
Nuôi Lợn Sử Dụng Đệm Lót Sinh Học Giúp Hàn Gắn... Tình Làng Nghĩa Xóm Nuôi Lợn Sử Dụng Đệm Lót Sinh Học Giúp Hàn Gắn... Tình Làng Nghĩa Xóm

Ưu điểm của đệm lót sinh học (ĐLSH) là khử mùi phân, tiết kiệm công rửa chuồng; lợn, gà nhanh lớn, hạn chế bệnh tật... Không chỉ vậy, việc áp dụng ĐLSH ở xã Vũ Bản (Bình Lục, Hà Nam) đã giải “bài toán” các hộ kiện cáo, đánh chửi nhau vì ô nhiễm môi trường.

15/07/2013
Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Cá Hệ VAC Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Cá Hệ VAC

Được triển khai thực hiện trong năm 2012, mô hình nuôi cá hệ VAC tại 2 xã Chiềng Sinh và Nà Sáy, huyện Tuần Giáo do Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện chủ trì thực hiện được các cơ quan chức năng đánh giá đem lại hiệu quả kinh tế cao, là cơ hội giúp bà con thay đổi cơ cấu vật nuôi, phát triển kinh tế xóa đói, giảm nghèo.

15/07/2013
Niềm Vui Từ Vụ Tôm Xuân Hè 2013 Niềm Vui Từ Vụ Tôm Xuân Hè 2013

Những ngày này, đến vùng nuôi tôm công nghiệp của xã Giao Phong (Giao Thủy - Nam Định) thấy ai cũng phấn chấn, hồ hởi. Bởi vụ tôm xuân hè năm nay mặc dù gặp khó khăn đầu vụ do dịch bệnh, nhưng nhiều hộ nuôi tôm thẻ chân trắng vẫn được mùa, được giá.

16/07/2013