Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng sâm, bảo vệ môi trường

Trồng sâm, bảo vệ môi trường
Ngày đăng: 27/07/2015

Cây sâm chỉ tồn tại và phát triển trong môi trường của rừng nguyên sinh hàng trăm, hàng nghìn năm tuổi, dưới tán rừng có độ che phủ từ 70 - 80%, ở nhiệt độ dao động từ 8 - 180C và có thảm mùn tơi xốp cho bộ rễ củ phát triển. Điều này đòi hỏi cây sâm phải ở trong vùng lõi của khu rừng mới phát triển được, muốn trồng một héc ta sâm phải tự bảo vệ 3 - 5ha rừng hoặc nhiều hơn nữa. Một thực tế ta dễ nhận thấy ở các xã Trà Linh, Trà Cang, Trà Nam, nơi bà con xây dựng các vườn sâm Ngọc Linh, đó là những vùng rừng chung quanh với bán kính 1.000m được bảo vệ cẩn thận, không ai được phép chặt hạ hoặc đốn cây ở khu vực này. Nếu ai vi phạm sẽ bị xử phạt theo luật tục của làng. Hiện ở các xã vùng cao quanh sườn núi Ngọc Linh hình thành 2 vườn sâm của Nhà nước và nhiều vườn sâm của các gia đình chiếm khoảng 70ha. Những khu rừng ở đây được bảo vệ lan rộng lên đến hàng nghìn héc ta với vẻ nguyên sơ hoang dã của rừng nguyên sinh.

Huyện Nam Trà My đang xúc tiến việc mở rộng vùng trồng sâm tại 7 xã vùng cao giai đoạn 2015 - 2020 và tầm nhìn 2030. Điều đó có nghĩa những khu rừng ở đây không chỉ được bảo vệ mà còn được trồng mới hoặc chăm sóc cho tái sinh với diện tích tương đương. Để biến mục tiêu thành hiện thực, tại kỳ họp tháng 7.2015, HĐND tỉnh đã thông qua nghị quyết cho thuê môi trường rừng để trồng sâm. Theo đó, các doanh nghiệp muốn đầu tư trồng sâm trên địa bàn tỉnh sẽ được Nhà nước cho thuê môi trường rừng dài hạn đến 25 năm, với giá thuê cũng ưu đãi chỉ với 200.000 đồng/ha/năm. Còn với các gia đình trồng sâm không phải trả tiền thuê mà còn được Nhà nước khuyến khích cấp môi trường rừng. Mục đích là để doanh nghiệp và người dân tự giác và tự đầu tư công sức tiền của để bảo vệ và nhân rộng diện tích rừng. Như vậy, từ nay Nhà nước hàng năm không phải bỏ ra hàng trăm tỷ đồng ra thuê dân bảo vệ rừng, Nhà nước có khoản thu tiền tỷ từ cho thuê môi trường rừng và rừng không chỉ được bảo vệ chặt chẽ mà còn được mở rộng thêm.

Sau 20 năm, quy mô diện tích trồng sâm ở Nam Trà My không chỉ dừng lại 19.000ha mà còn được di thực ra khắp vùng núi của huyện, khi đó giấc mơ về màu xanh bạt ngàn của rừng nguyên sinh sẽ dần hiện hữu, phục hồi, trải dài trên các sườn núi, tạo nên bức tranh tươi mới, một môi trường trong lành cho vùng cao.


Có thể bạn quan tâm

Điều Ghép Cho Năng Suất Cao Điều Ghép Cho Năng Suất Cao

Ông Thành cho biết: Giống điều ghép có sức đề kháng tốt, có khả năng chống lại nhiều loại nấm bệnh gây hại nên cho sản lượng cao. Nếu giống điều thường trồng trên địa bàn xã cho năng suất cao nhất từ 2-3 tấn/ha thì điều ghép đạt từ 3,3-4 tấn/ha.

17/04/2014
Nông Dân Chỉ Hòa Vốn Sau Vụ Lúa Trúng Lớn! Nông Dân Chỉ Hòa Vốn Sau Vụ Lúa Trúng Lớn!

Nông dân Ba Tri (Bến Tre) được mùa, lúa đạt năng suất bình quân gần 6 tấn/ha. Giá lúa hiện nay từ 5.400-5.700 đồng/kg, trong khi giá thành cũng ở khoảng đó, khiến cho đa số hộ chỉ hòa vốn.

17/04/2014
Thoát Nghèo Nhờ Trồng Dưa Leo Thoát Nghèo Nhờ Trồng Dưa Leo

Những năm gần đây nông dân ấp Lợi Tường, xã Mỹ Lợi A, Cái Bè, Tiền Giang) đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng phù hợp với nhu cầu của thị trường hiện nay để tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Chẳng hạn như mô hình trồng dưa leo của anh Võ Văn Đông mang lại hiệu quả kinh tế cao, đã giúp gia đình anh phát triển kinh tế, từng bước vươn lên thoát nghèo và làm giàu.

17/04/2014
Ca Cao Đồng Nai Được Đánh Giá Cao Về Chất Lượng Ca Cao Đồng Nai Được Đánh Giá Cao Về Chất Lượng

Ông Nguyễn Văn Lộc, Giám đốc Công ty ca cao Nguyên Lộc (TX.Long Khánh, Đồng Nai) - đơn vị hợp tác với Trung tâm ứng dụng công nghệ sinh học Đồng Nai tổ chức nhân giống ca cao và thử nghiệm mô hình trồng xen canh ca cao với các loại cây trồng khác - cho biết, năm 2013 công ty đã cung cấp trên 100 tấn hạt ca cao đã lên men cho Tập đoàn Grand – Place.

17/04/2014
Trồng Màu Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu Trồng Màu Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu

Viện nghiên cứu phát triển ĐBSCL – Trường Đại học Cần Thơ tổ chức nghiệm thu và chuyển giao cho nông dân ấp Bưng Chụm, xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng quy trình sản xuất, chăn nuôi khép kín gắn với mô hình canh tác màu tiết kiệm nước.

17/04/2014