Biến Chim Cút Thải Loại Thành Chim Rừng Để Lừa Người Tiêu Dùng

Trong khoảng một tháng trở lại đây, trên vỉa hè khu vực đầu cầu phía bờ trái sông Đà thuộc phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) xuất hiện một vài người bán những xâu chim đã được vặt lông sẵn, mỗi xâu có 30 – 40 con. Sáng ngày 17/4 lại xuất hiện một người đàn ông khoảng hơn 40 tuổi, mặc bộ quần áo bảo hộ màu xanh rêu bán chim. Trong vai người đến mua, chúng tôi được ông chủ quảng cáo đây là loại chim ngói được bắt ở vùng cao. Khi chúng tôi hỏi bắt ở đâu thì người đàn ông ngắc ngứ không trả lời, rồi sau đó mới nói là bắt ở khu vực vùng cao huyện Tân Lạc. Mỗi con chim được chào bán với giá 40.000 đồng, nếu mua nhiều được giảm giá 5.000 đồng/con.
Khi chúng tôi lấy máy ảnh ra ghi hình thì lúc đó lực lượng thú y TP Hòa Bình đến yêu cầu người bán mang đi chỗ khác. Người đàn ông này đã cho tất cả số chim đó vào một cái túi ni lông đen và đi về phía đường Trương Hán Siêu. Theo quan sát của chúng tôi, khi lực lượng chức năng "vắng bóng" thì người đàn ông này lại quay trở lại bán. Đến gần trưa khoảng hơn 10 giờ, lực lượng QLTT gồm 4 cán bộ đã đến yêu cầu người bán chim đi chỗ khác. Tuy nhiên, ông này vẫn đi lòng vòng quanh khu vực chợ Tân Thịnh.
Theo thông tin từ cán bộ thú y, đây không phải là chim ngói được bắt ở vùng cao Tân Lạc mà là chim cút thải loại. Vì vậy, người bán đã dùng chiêu vặt lông để khách mua không phát hiện được. Cũng theo quan sát của chúng tôi, không ít người dân đã mua về ăn và người đàn ông trên đã bán loại chim cút thải loại này tại khu vực đầu cầu nhiều lần.
Anh Nguyễn Văn Thường ở tổ 10, phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình) cho biết: Thấy quảng cáo là chim rừng nên anh đã mua 5 con về chiên ăn thử. Thịt chim cũng dai nhưng không có mùi thơm ngậy, không ngon bằng thịt loại chim én.
Người tiêu dùng cần cảnh giác với những loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, không dấu kiểm dịch của cơ quan thú y, đặc biệt là trong khi tình hình bệnh cúm A/H5N1, H7N9 đang có những diễn biến phức tạp. Cơ quan thú y và các cơ quan chức năng khác cũng cần có những biện pháp mạnh trong việc ngăn chặn việc bày bán các loại gia cầm, chim không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Có thể bạn quan tâm
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nếu doanh nghiệp không tuân thủ trách nhiệm xã hội sẽ không thể tiếp cận được với thị trường thế giới.

Ở tuổi 48, ông Nguyễn Tiến Nam, ngụ ấp B2, xã Phước Minh (Dương Minh Châu - Tây Ninh) đã là một chủ trang trại nuôi gà và heo với lợi nhuận là 850 triệu đồng/năm. Điều đáng nể hơn là ông Nam đã khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng.

Theo một số thương lái, hiện giá heo hơi đang giảm khoảng 600.000 đ/tạ so với 2 tháng trước. Nguyên nhân là do nguồn cung vượt cầu, đồng thời nhiều người lo ngại thịt heo còn tồn dư hóa chất khiến sức mua giảm.

Với 300 cặp bồ câu Pháp, mỗi năm anh Ngô Tùng Sơn (SN 1990) ở thôn An Mỹ, xã Mỹ Cát (Phù Mỹ, Bình Định) thu lãi ròng hơn 100 triệu đồng.
Khoảng 2 tuần trở lại đây giá heo hơi liên tục giảm sâu, hiện chỉ còn 3,6 - 4 triệu đồng/tạ (100kg). Với mức giá này người chăn nuôi bị lỗ vốn từ 200 - 300 ngàn đồng/tạ. Tuy nhiên, thị trường heo thịt vẫn không có dấu hiệu “hạ nhiệt” tương ứng đã gây không ít bức xúc cho cả người tiêu dùng lẫn người chăn nuôi.