Trồng Ớt Xuất Khẩu Cho Thu Nhập Cao

Những năm qua, xã Hoằng Đông (Hoằng Hóa - Thanh Hóa) đã tập trung đẩy mạnh phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, xây dựng các mô hình sản xuất hiệu quả, điển hình như mô hình ớt xuất khẩu trồng 2 vụ/năm.
Để nông dân yên tâm sản xuất, HTX dịch vụ nông nghiệp xã Hoằng Đông đã đầu tư ứng trước cho nông dân về cây giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật; tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ớt; đồng thời đấu mối với các doanh nghiệp bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho bà con nông dân.
Năm 2013, nông dân xã Hoằng Đông trồng 2 ha ớt xuất khẩu, năng suất đạt 20 - 22 tấn/ha/vụ với giá bán trung bình 20.000 đồng/kg, cho thu nhập trên 400 triệu đồng/ha/vụ.
Từ hiệu quả trồng ớt xuất khẩu, vụ xuân - hè năm 2014, UBND xã Hoằng Đông đã chỉ đạo các thôn mở rộng diện tích trồng ớt xuất khẩu lên 11 ha. Do đã có kinh nghiệm trồng và chăm sóc nên toàn bộ diện tích ớt của xã phát triển tốt, đang trong thời kỳ cho thu hoạch. Dự kiến năng suất bình quân đạt 22 tấn/ha.
Theo một số hộ dân trồng ớt trên địa bàn, mặc dù giá ớt hiện đang thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái nhưng trồng ớt vẫn cho thu nhập cao hơn gấp 3-4 lần một số cây trồng khác tại địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Chỉ cần mua 200kg lươn giống nuôi trong sáu tháng sẽ có lời 100-200 triệu đồng. Lời quảng cáo này đã đẩy nhiều nông dân vào cảnh đổ nợ.

Hội thảo “Mô hình trồng rừng thâm canh cây gỗ lớn (giổi xanh) năm thứ 2 được Trung tâm Khuyến nông (TTKN) tỉnh phối hợp xã Thanh Hưng và Thanh Chăn, huyện Điện Biên tổ chức ngày 2/10. Mô hình đầu tư từ nguồn vốn của TTKN Quốc gia, qui mô 28,5ha với 70 hộ tham gia (Thanh Chăn, 14,5ha, 35 hộ; Thanh Hưng 14ha với 35 hộ).

Gia đình ông Sinh có 2,6 hécta cà phê, trước đây, năng suất chỉ đạt hơn 2,5 tấn/hécta. Năm 2012, ông mạnh dạn lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm và bón phân qua đường ống, và năng suất cà phê đã tăng lên trên 3 tấn/hécta. Riêng niên vụ cà phê 2014, năng suất ước đạt trên 3,5 tấn/hécta.

Tận dụng nguồn nước dồi dào từ hồ Sông Mây xả ra, một số người dân ở ấp Sông Mây, xã Bắc Sơn (huyện Trảng Bom) đã lập trại nuôi cá giống. Mỗi năm các trại cá giống ở đây cung cấp cho thị trường khoảng 400 tấn cá giống các loại.

Đây là mô hình đã được Tín Nghĩa tổ chức thành công ở một số tỉnh, thành, như: Đắk Lắk, Gia Lai…Tại Đồng Nai, mô hình này sẽ được thực hiện thí điểm tại các huyện: Xuân Lộc, Cẩm Mỹ rồi tiếp tục mở rộng ra các địa phương khác.