Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bến Tre ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào nuôi trồng thủy sản

Bến Tre ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào nuôi trồng thủy sản
Ngày đăng: 08/05/2015

Khu nuôi cá tra có diện tích 30ha của công ty CP thủy sản An Phú tại xã Tân Thiềng, huyện Chợ Lách nắm bắt được yêu cầu của thị trường xuất khẩu nên ngay từ khi nhận khu nuôi này, công ty đã bỏ ra hàng tỷ đồng để đầu tư khu nuôi đạt chứng nhận Global Gap. Chứng nhận này không chỉ được xem là vé thông hành cho hoạt động xuất khẩu cá tra của công ty mà với quy trình kỹ thuật tiến bộ, sản lượng và năng suất nuôi cũng tăng, bình quân đạt 10.000 tấn/năm. Đặc biệt, công ty đã có vùng nguyên liệu ổn định phục vụ hoạt động chế biến và xuất khẩu.

Không những thế, chuẩn Global Gap mà khu nuôi đang thực hiện cũng giúp giảm ô nhiễm môi trường cho địa phương, vốn là một trong những bất cập tồn tại trong nuôi cá tra. Toàn tỉnh Bến Tre hiện có hơn 700 ha nuôi cá tra. Trong đó, có 12 khu nuôi cá tra thâm canh của 9 công ty, doanh nghiệp nuôi cá tra đã được chứng nhận Global Gap; 4 khu nuôi đạt chứng nhận ASC; 2 khu nuôi đạt chứng nhận Viet Gap; 1 khu nuôi đạt chứng nhận Aqua Gap.

Nuôi tôm đạt 6 vụ/năm, mật độ 200 – 500 con/m2 có lẽ là mong ước của rất nhiều người nuôi tôm biển thâm canh, nay đã được thực hiện trong mô hình nuôi tôm siêu thâm canh đầu tiên ở Bến Tre tại công ty Trường Nam ở xã Bình Thắng, huyện Bình Đại. Khu nuôi có diện tích 12ha, với 40 ao nuôi, diện tích mỗi ao 1000m2.

Mô hình nuôi được thực hiện trong nhà kính, sử dụng công nghệ Biofloc, ít thay nước, kết hợp nuôi thả cá rô phi. Đặc điểm nổi bật của hình thức nuôi này là môi trường nuôi nhân tạo, nên tính ổn định của môi trường nuôi được đảm bảo, người nuôi có thể chủ động điều chỉnh môi trường ao nuôi mà không lo bị ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên. Theo cán bộ quản lý khu nuôi Trường Nam, mô hình nuôi tôm siêu thâm canh có thể kéo giảm đến 70 % dịch bệnh.

Tỉnh Bến Tre hiện có 44.600 ha nuôi thủy sản, sản lượng đạt 245.300 tấn. Giá trị thủy sản chiếm gần 50% giá trị khu vực I. Các đối tượng chủ lực được xác định là tôm nước lợ, cá tra, tôm càng xanh. Ngành nông nghiệp Bến Tre xác định, nghề nuôi trồng thủy sản sẽ được tổ chức theo hướng hàng hóa tập trung, nâng cao giá trị, sức cạnh tranh sản phẩm.


Có thể bạn quan tâm

Trúng đậm mùa tôm nuôi Trúng đậm mùa tôm nuôi

Đến thời điểm này, diện tích nuôi tôm vụ 1 - 2015 ở huyện Duy Xuyên đã thu hoạch xong, sớm hơn so với mọi năm. Nhờ sản lượng tăng, giá bán sản phẩm ổn định nên người dân hết sức phấn khởi.

22/05/2015
Phước Sơn mở rộng diện tích cây quế Phước Sơn mở rộng diện tích cây quế

Gần đây, nhu cầu mua bán, tiêu thụ quế tăng cao so với mọi năm nên nhiều người trồng quế ở Phước Sơn rất phấn khởi. Bên cạnh việc chăm sóc diện tích quế cũ, nông dân địa phương gieo ươm cây quế bản địa để mở rộng thêm diện tích.

22/05/2015
Quy hoạch tạm thời 37,5 ha mặt nước nuôi tôm thẻ tại Tam Hải Quy hoạch tạm thời 37,5 ha mặt nước nuôi tôm thẻ tại Tam Hải

Phòng NN&PTNT huyện Núi Thành vừa cắm mốc quy hoạch 37,5ha mặt nước nuôi tôm thẻ chân trắng lót bạt tại xã Tam Hải. Trong đó, tại thôn Thuận An có 17ha, thôn Bình Trung 10ha, thôn Đông Tuần 5ha, thôn Tân Lập 3ha và thôn Xuân Mỹ 2,5 ha.

22/05/2015
Nỗi buồn rong mơ Nỗi buồn rong mơ

Cứ đến tháng 5-6 hằng năm, người dân ở các vùng ven biển Bình Sơn lại được dịp hái “lộc biển” khi đua nhau khai thác rong mơ. Tuy nhiên, tình trạng khai thác ồ ạt loại rong biển này đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái biển gần bờ.

22/05/2015
Hệ lụy từ nuôi trồng thủy sản tự phát kkhổ vì quy trình ngược Hệ lụy từ nuôi trồng thủy sản tự phát kkhổ vì quy trình ngược

Thay vì tập trung quy hoạch vùng nuôi trồng trước khi thả nuôi thủy sản, nhiều địa phương lại đợi người dân thả nuôi rồi mới quy hoạch. Điều này không chỉ khiến ngành nuôi trồng thủy sản khó có thể phát triển bền vững, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của các ngành kinh tế khác và gây ra nhiều hệ lụy về môi trường…

22/05/2015