Ương cá giống cho lợi nhuận khá

Năm 2002, thông qua tập huấn khuyến nông - khuyến ngư và học hỏi kinh nghiệm các lão nông ở địa phương, từ 4.000m2 đất sản xuất lúa hiệu quả thấp, anh Nhỏ mạnh dạn đào 2 ao, mỗi ao rộng 2.000m2, nuôi cá trê vàng lai. Qua 4 tháng nuôi, sản lượng đạt 2 tấn, bán 35.000 đồng/kg, trừ chi phí, anh thu lãi trên 35 triệu đồng. Bình quân mỗi năm, anh thả 3 vụ, thu lợi nhuận 110 triệu đồng/năm.
Từ thành công này, anh duy trì nuôi cá thương phẩm phục vụ thị trường, tùy theo mùa vụ, anh chủ động nuôi các loại cá, để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Do nghề nuôi cá cho lợi nhuận khá cao, năm 2005, anh thuê thêm 5.000 m2 đất đào 5 ao nuôi cá điêu hồng giống, mỗi ao rộng 1.000m2.
Bình quân mỗi ao anh thả từ 400 - 500 cá bố mẹ, trong đó cá trống chiếm 10% tổng đàn, mỗi tháng vệ sinh ao 1 lần, giúp cá đẻ sai cho sản lượng 150.000 vạn cá bột/tháng, thương lái đến tại ao mua giá 180.000 đồng/vạn, trừ các khoản chi phí, anh thu lãi 100 triệu đồng/năm. Năm 2011 đến nay, đầu ra cá điêu hồng không ổn định, anh chuyển sang nuôi cá chép Nhật, 3 tháng bán 1 lần, trừ chi phí, anh thu lợi nhuận 200 triệu đồng/năm.
Nhờ áp dụng đúng các qui trình kỹ thuật, thiết kế ao phù hợp, mật độ thả nuôi hợp lý, nguồn nước sạch, không nhiễm khuẩn, nhiễm phèn và thuốc bảo vệ thực vật, chọn con giống khoẻ, khẩu phần ăn hợp lý, không dư thừa gây ô nhiễm nguồn nước, chú trọng cho cá ăn vitamin C, men tiêu hóa, để hạn chế dịch bệnh trong mùa nước nổi hay thời tiết thay đổi, thường xuyên kiểm tra môi trường nước như: Độ pH, nhiệt độ, khí độc... để có biện pháp xử lý kịp thời, nên anh ngày càng ăn nên làm ra.
Ngoài ra, anh sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn kỹ thuật giúp bà con phát triển nghề ương, ép cá giống, gương mẫu chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, tích cực đóng góp kinh phí xây dựng các công trình phúc lợi xã hội. Nhiều năm liền, gia đình anh được công nhận gia đình văn hóa tiêu biểu, anh đạt danh hiệu "Nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi" các cấp.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày này xuống Châu Thành - Long An và Chợ Gạo - Tiền Giang, thủ phủ trồng thanh long ở ĐBSCL đều gặp các chủ vườn với nét mặt rầu rĩ, hoang mang vì một loại nấm bệnh lạ tấn công mà mức độ được ví không khác gì nấm Corynespora gây ra bệnh vàng rụng lá trên cây cao su từng bùng phát ở Đông Nam bộ vào năm 2011.

Một cây sầu riêng ít nhất cũng cho ta từ 20-70 trái. Nếu được chăm sóc tốt, có cây sầu riêng còn cho ta từ 200-500 trái/năm. Sầu riêng trồng 1 lần nhưng cho ta thu hoạch liên tục trong 50-60 năm.

Với mục tiêu năng suất, sản lượng trong sản xuất lúa mùa, góp phần đảm bảo an ninh lương thực của địa phương, huyện Mường Ảng tích cực chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xây dựng phương án sản xuất, chuẩn bị tốt các điều kiện về giống, vật tư phân bón và kịp thời thực hiện các chính sách hỗ trợ của Nhà nước nhằm khuyến khích người dân tích cực sản xuất vụ mùa…

Vừa qua, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Tuyên Quang phối hợp với Trạm Khuyến nông Na Hang, UBND xã Năng Khả tổ chức triển khai thực hiện dự án chăn nuôi trâu sinh sản cho 10 hộ gia đình trên địa bàn xã Năng Khả, với tổng số vốn đầu tư gần 400 triệu đồng.

Trong hai tháng 5 và 6/2013, các Trạm Khuyến nông ở huyện miền núi như Con Cuông, Tương Dương, Quế Phong, Quỳ Châu... của tỉnh Nghệ An đã tổ chức nhiều đợt cấp cá giống cho các hộ dân trong vùng gặp khó khăn trong sản xuất nông nghiệp.