Bệnh Phù Đầu Vịt

Bệnh phù đầu còn gọi là bệnh dịch tả vịt, do vi-rút thuộc nhóm Herpes gây ra. Bệnh này có đặc điểm là tốc độ lây lan nhanh, tỉ lệ chết cao (70%-90%). Dấu hiệu biểu hiện của bệnh là đột nhiên ủ rũ, bỏ ăn, phân lỏng nhiều màu sắc (xanh, vàng, trắng có lẫn máu), đầu sưng, lỗ huyệt lòi. Không có thuốc để trị bệnh này. Sử dụng vắc- xin phòng bệnh là biện pháp duy nhất để vịt không mắc bệnh. Hiện nay, trên thị trường có vắc-xin dịch tả vịt do Công ty Thuốc Thú y Trung ương II sản xuất có hiệu quả rất tốt.
Trường hợp vịt bị nhiễm bệnh dịch tả thì tốt nhất là loại khỏi đàn, để trống chuồng ít nhất 6 tháng (là thời gian sạch vi-rút) rồi mới nuôi tiếp đợt khác.
Có thể bạn quan tâm

Nấm phổi là bệnh liên quan đến đường hô hấp, phổ biến ở vịt, đặc biệt là vịt con mới nuôi. Bệnh gây ra bởi nấm Aspergillus flavus.

Vịt siêu thịt dòng CV-Super-M có nguồn gốc từ Anh là giống vịt có năng suất, chất lượng cao, trọng lượng trung bình đạt 3,2kg. Vịt có thể nuôi được quanh năm

Dịch cúm gia cầm đang làm hàng vạn người nuôi vịt lao đao, nhưng anh Ba Tấn lại “phất” lên với trang trại vịt vài chục ngàn con. Đây là trang trại vịt quy mô lớn ở ĐBSCL hiện nay!

Cách phòng và trị bệnh hen cho vịt: Phòng bệnh, thường xuyên dọn sạch chuồng trại cho vịt; định kỳ 20-30 ngày/lần phun thuốc khử trùng chuồng trại bằng các loại thuốc khử trùng mới có iôt. Cho vịt ăn đủ khẩu phần bằng các loại cám tốt đầy đủ dinh dưỡng, che chắn chống gió lùa, chăn thả muộn trong những ngày giá rét, đảm bảo “thoáng - mát hè, ấm - khô đông” giúp cơ thể vịt tăng khả năng chống bệnh.

Với người nuôi gà tài tử, trong tay chỉ cần một vài con xuất sắc để ra đường đá lấy tiếng với người, thì việc này không mấy khó khăn. Họ chỉ bỏ tiền ra mua những con gà tốt, những con thắng độ về nuôi tiếp và cho đá tiếp