Kỹ Thuật Chọn Đuôi Gà Chọi

Kỹ thuật chọn đuôi gà chọi
Vì rằng, ai cũng biết, gà nòi không phải con nào cũng đá hay, mặc dầu con nào cũng biết đá. Gà hay là nhờ vào nòi giống, và cũng nhờ vào cả kinh nghiệm nuôi dưỡng và tập luyện của chủ nuôi.
Chọn được con gà xuất chúng trong cả một bầy gà cùng lứa, phi người không chuyên môn, không kinh nghiệm không ai làm được.
Dù cùng cha dòng mẹ giống, nhưng bầy con đúc ra cũng có con dở con hay. Đúng với câu “ Bàn tay có ngón ngắn ngón dài”, ngay con cái trong một gia đình cũng vậy, có người khôn kẻ dại, có kẻ nên người hư. Một bầy gà nở ra năm bảy con, ít có bầy nào toàn vẹn xuất sắc cả. Khi gà nở được vài tuần tuổi, chủ nuôi giàu kinh nghiệm đã lựa ra con tốt để nuôi riêng. Tất nhiên, những con không đạt yêu cầu về dáng hình, về vẩy.. thì coi như gà thịt!
Với người nuôi gà tài tử, trong tay chỉ cần một vài con xuất sắc để ra đường đá lấy tiếng với người, thì việc này không mấy khó khăn. Họ chỉ bỏ tiền ra mua những con gà tốt, những con thắng độ về nuôi tiếp và cho đá tiếp… Nhưng với người nuôi gà chuyên nghiệp, hoặc những ai muốn tự tạo riêng cho mình một giống gà hay, thì phải cố chọn cho mình một dòng gà vừa ý may ra mới đạt được thoả nguyện
Ngoài việc chọn gà có dạng đuôi tôm ra, ta còn phải chú ý đến hình thức của lông đuôi ra sao nữa:
Nguyệt cung: Gà lông đuôi có nhiều khúc trắng như mặt trăng lưỡi liềm, gà này có biệt tài đá hay, đá đòn độc, thắng độ nhiều hơn thua.
Bạch linh: lông đuôi có một hay nhiều sợi trắng phau, không điểm một chỗ nào.
Lông đuôi dài: gà hay đá bồi
Đuôi bắp chuối: như tàu dừa thắc bó, gà đá bền và nảy sinh đòn hiểm.
Có thể bạn quan tâm

Vịt Xiêm dễ nuôi, kháng bệnh tốt, ít bệnh tật, tăng trưởng nhanh, tỷ lệ thịt xẻ cao, thịt có màu đỏ thơm ngon, hấp dẫn. Lúc trưởng thành con trống có trọng lượng: 4 - 6 kg, con mái từ 3 - 4 kg. Sau 7 - 8 tuần nuôi là có thể giết thịt. Có thể cho vịt Xiêm ăn thức ăn công nghiệp kết hợp với các loại phụ phẩm nông nghiệp để tiết kiệm chi phí.

Bệnh gây ra do một loại virus cúm. Bệnh liên quan đến sức đề kháng của vịt, thường gặp ở những chuồng lạnh, ẩm, dơ, thức ăn có chất lượng kém. Vịt con từ 1-25 ngày tuổi dễ mắc bệnh nhứt. Bệnh lây qua thức ăn nuớc uống hay qua không khí ô nhiễm.

Triệu trứng: Thời gian ủ bệnh 2- 4 ngày, bệnh tiến triển nhanh khó phát hiện kịp. Vịt sã cánh, buồn ngủ, bỏ ăn, mệt mỏi nặng, nằm đầu nghoẹo ra sau hay về một bên, co giật toàn thân sau đó mới chết ở tư thế duỗi thẳng. Bệnh tiến triển rất nhanh, trong vòng 2 giờ, tỉ lệ bệnh 100% đàn, tỉ lệ chết 95- 100% ở vịt con 1- 3 tuần tuổi , 50% ở vit 4 tuần trở lên.

Vịt con từ 1 - 3 ngày tuổi Ngày đầu có thể cho vịt tập ăn bằng bột bắp hoặc tấm, cho vịt uống nước có pha Vime C Electrolyte, B.complex C, Vimevit Electrolyte. Nhu cầu về nước uống của vịt từ 1 - 7 ngày tuổi là 120 ml/con/ngày. Từ ngày thứ hai trở đi có thể sử dụng thức ăn hỗn hợp dùng cho vịt con.

Trong nghề nuôi vịt sinh sản, việc chọn con cái lúc mới nở để làm giống rất có ý nghĩa kinh tế đặc biệt là nuôi vịt giống tốt, phẩm cấp giống cao. Nuôi vịt với mật độ cao, nhất là về mùa lạnh, nếu phòng chống rét không tốt, vệ sinh chuồng trại kém, môi trường nuôi bị ô nhiễm, sức đề kháng của cơ thể vịt giảm chúng thường bị bệnh về đường hô hấp CRD (hen phế quản), bệnh haybị ở thể mãn tính các loại thuốc thú y điều trị bệnh này hiệu quả thường không cao.