Bệnh Lạ Trên Tôm Hùm Ở Bình Ba

Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa cho biết, kết quả phân tích 8 mẫu tôm hùm bị bệnh lạ tại thôn Bình Ba (xã Cam Bình, TP. Cam Ranh) cho thấy, 8 mẫu đều phát hiện có trùng lông ký sinh; 7/8 mẫu nhiễm mấm Fusarium (tác nhân gây bệnh đen mang), 5/8 mẫu nhiễm vi khuẩn Vibrio (tác nhân gây hoại tử gan tụy), không phát hiện thấy vi khuẩn ký sinh nội bào Rickettsia-like (tác nhân gây bệnh sữa).
Theo nhận định của Chi cục Nuôi trồng thủy sản, trùng lông có thể là tác nhân ban đầu xâm nhập, mở đường cho các tác nhân gây bệnh (nấm Fusarium, vi khuẩn Vibrio) xâm nhập, khiến tôm hùm ở Bình Ba có một số biểu hiện trước khi chết như: bỏ ăn, hoạt động yếu, các vùng sưng do tổn thương có mùi hôi thối... Thời gian tới, Chi cục sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ sở nghiên cứu khoa học để tìm hiểu sâu hơn về bệnh lạ này, qua đó xây dựng phác đồ điều trị bệnh.
Chi cục khuyến cáo, các hộ nuôi tôm hùm trên địa bàn tỉnh cần theo dõi kỹ các lồng bè, nếu có biểu hiện lạ phải báo ngay với cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý kịp thời. Đối với những lồng nuôi tôm bị bệnh, cần hạn chế lấy sò làm thức ăn cho tôm, tách những cá thể yếu ra khỏi đàn để điều trị; thu gom xác tôm chết đưa vào bờ, không vứt xuống biển. Đối với đàn tôm có hiện tượng đen mang, đỏ thân, cần điều trị theo phác đồ đã được hướng dẫn...
Có thể bạn quan tâm

Vài năm trở lại đây, phong trào nuôi cá chẽm (hay còn gọi là cá vược) ở các tỉnh miền Nam đang phát triển mạnh, nhiều mô hình nuôi cá vược trong ao đất ở một số tỉnh như Bạc Liêu, Bến Tre... phát triển rất tốt.

Chồn nhung đen bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng năm 2011 với những đồn thổi về chất lượng thịt của loại chồn này khiến người dân ở nhiều địa phương bỏ tiền ra mua chồn nhung đen về nuôi mong thu lợi cao.

Trong thời gian qua, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (TĂCN) trên thê giới liên tục giảm mạnh, nhưng giá TĂCN vẫn giữ nguyên. Tuy nhiên, trong thời gian tới, giá TĂCN trong nước cũng sẽ giảm.

Ở các nước phát triển, nông dân thường dùng những chậu cá nhỏ, bể nuôi, hoặc hồ nuôi cá để vận dụng làm mô hình sản xuất rau theo phương pháp thủy canh.

Cùng với trồng trọt, huyện Tam Nông đã và đang tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng giá trị, hiệu quả, tập trung ở các hộ có điều kiện về mặt bằng, đầu tư vốn, ứng dụng kỹ thuật giống, thức ăn, phòng trị bệnh. Theo số liệu điều tra đầu năm 2013 toàn huyện có trên 213.100 con trâu, bò giảm gần 30% so với năm 2008; đàn lợn 30 ngàn con, tăng gần 1.900 con; đàn gia cầm có 780 ngàn con, tăng gần 150 ngàn con.