Tất cả lô thịt gà nhập khẩu từ Mỹ đều có nguồn gốc rõ ràng

Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa có văn bản trả lời thông tin cho cơ quan báo chí.
Trong đó, về việc kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thịt gà từ Hoa Kỳ nhập khẩu vào Việt Nam, Cục Thú y khẳng định, tất cả các lô sản phẩm thịt gà nhập khẩu từ Mỹ đều có nguồn gốc rõ ràng, từ các cơ sở được phép xuất khẩu vào Việt Nam.
Cục Thú y cũng cho biết, tất cả các lô hàng sản phẩm thịt gà đông lạnh từ Hoa Kỳ xuất khẩu vào Việt Nam đều được Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ chứng nhận bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trong 7 tháng, sản lượng thịt gà Mỹ đông lạnh nhập khẩu về Việt Nam là 45.651 tấn, chủ yếu là thịt đùi gà đông lạnh, chiếm 97%.
Từ 1/5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có văn bản thông báo ngừng nhập khẩu thịt gia cầm từ những bang đang có dịch cúm gia cầm của Hoa Kỳ, còn lại các bang không có dịch cúm vẫn được xuất khẩu sang Việt Nam bình thường.
Hiện có 85% sản phẩm gà từ Hoa Kỳ được nhập về Việt Nam qua cửa khẩu Thành phố Hồ Chí Minh và 15% qua cảng Hải Phòng.
Theo Cục Thú y, tất cả các lô thịt gà nhập khẩu vào Việt Nam từ Hoa Kỳ đều được cơ quan thú y ở cửa khẩu lấy mẫu để kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế.
Qua kiểm tra đã phát hiện 1 lô sản phẩm thịt gà tẩm bột (749kg) không đạt tiêu chuẩn do nhiễm vi khuẩn Salmonella và đã xử lý tiêu hủy.
Về kiểm tra tồn dư kháng sinh, kim loại nặng, hoócmôn, trong tháng 7, Cục Thú y đã tổ chức lấy 35 mẫu thịt đùi gà đông lạnh nhập từ Hoa Kỳ và không phát hiện có chất tồn dư vượt quá giới hạn cho phép (có 17 mẫu dương tính với kháng sinh với hàm lượng thấp so với giới hạn cho phép).
Về việc kinh doanh sản phẩm thịt gia súc, gia cầm theo hình thức tạm nhập tái xuất, Cục Thú y cho biết, chỉ diễn ra ở một số tỉnh phía Bắc, qua cảng biển thành phố Hải Phòng và cảng biển Cái Lân (Quảng Ninh).
Hàng hóa phải được niêm phong, kẹp chì trong các container lạnh và được các cơ quan hải quan, thú y… giám sát chặt chẽ trong quá trình làm thủ tục tạm nhập và sau đó phải tái xuất hết qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc.
Theo Cục Thú y, trong thời gian tới, Cục sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu sản phẩm thịt gia súc, gia cầm từ các nước bằng việc lấy mẫu đột xuất để giám sát các chất tồn dư, mầm bệnh…
Nếu phát hiện lô hàng không đảm bảo sẽ xử lý theo quy định và cảnh báo cho các tổ chức, cá nhân liên quan trong và ngoài nước.
Có thể bạn quan tâm

TS Phạm Văn Tấn, Phân viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch, cho biết như vậy vào hôm qua (17/7), trong buổi báo cáo chuyên đề về thực trạng và giải pháp sau thu hoạch, góp phần phát triển bền vững chuỗi giá trị lúa gạo ĐBSCL tại Techmart công nghệ sau thu hoạch 2014 ở Trung tâm thông tin khoa học và công nghệ TP.HCM.

Nay đã có câu trả lời, niên vụ ép này Cty Đường Bình Định bắt đầu khởi động vào ngày 4/12/2014, giá thu mua cao, cam kết trả tiền sau 3 ngày. Vụ trồng mía 2014-2015, Cty vẫn tiếp tục có chính sách đầu tư cho cả 2 vùng nguyên liệu Bình Định và Đông Gia Lai.

Việc khai thác tối ưu, hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) sẽ không chỉ giúp các doanh nghiệp tăng cường được sức mạnh, nâng cao vị thế, uy tín, khả năng cạnh tranh trên thị trường, mà còn từng bước phát triển doanh thu, thị phần và lợi nhuận cho đơn vị. Vì thế, các cơ quan chức năng đã chú trọng hỗ trợ doanh nghiệp phát triển tài sản trí tuệ.

Tuy nhiên, Thứ trưởng lưu ý, hiện cả DN lẫn nông dân đều lo lắng là dịch bệnh trên thủy sản (chủ yếu trên tôm nước lợ) như đốm trắng, gan thận… gây thiệt hại và ảnh hưởng tới mục tiêu XK. Do đó, việc Ban chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh thủy sản đi vào hoạt động là một bước để hướng tới kiểm soát hoạt động nuôi trồng, chế biến thủy sản an toàn, gia tăng giá trị XK.

Năm 2010 xã Na Sang, huyện Mường Chà có 68% hộ nghèo. Không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, nhiều hộ dân đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, nhiều diện tích lúa kém hiệu quả sang trồng dứa, đậu tương, cao su… Đến nay, Na Sang đã có nhiều đổi thay, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn trên 40%.