Bền vững nuôi tôm quảng canh cải tiến

Mô hình được triển khai trên diện tích 2 ha của hộ ông Lê Vũ Phong, ấp Cái Su, xã Hoà Tân. Theo quy trình, diện tích 2 ha được chia làm 3 khu, khu 1: diện tích 500m2, đào hầm theo cách nuôi công nghiệp; khu 2 và khu 3 diện tích 1.500m2, cải tạo theo cách nuôi quảng canh cải tiến. Ðộ pH, độ mặn của nước tất cả các khu đều được xử lý giống nhau. Khi nước đã ổn định thì thả tôm giống với mật độ dày trong khu 1 theo cách nuôi tôm công nghiệp.
Tôm vèo trong hầm công nghiệp được gần 2 tháng tuổi thì chuyển một phần lượng tôm giống này ra khu 2 và khu 3, còn lại một phần tôm trong hầm vẫn nuôi theo công nghiệp. Vì nước các khu đều xử lý giống nhau nên khi chuyển tôm từ khu này qua khu khác, tôm không bị sốc nước, và tôm chuyển đi lúc đã lớn nên ít hao hụt, đạt đầu con rất cao.
Kỹ sư Ðàm Vũ Linh, cán bộ Phòng Kinh tế TP Cà Mau, khẳng định: “Ðây là mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến sử dụng chế phẩm sinh học nhằm đem lại hiệu quả kinh tế để nhân rộng cho toàn ấp của xã Hoà Tân”.
Sau gần 5 tháng thả nuôi, mô hình trình diễn nuôi tôm quảng canh cải tiến của ông Lê Vũ Phong đạt hiệu quả cao. Tổng sản lượng thu hoạch được trên 1.060 kg, sau khi trừ chi phí vẫn còn lãi gần 100 triệu đồng. Ðây là mô hình có tính bền vững. Khi bà con có nguồn vốn hạn chế, không đủ nuôi tôm công nghiệp thì nuôi theo cách này vẫn được, không sợ rủi ro mà hiệu quả đem lại khá cao.
Ông Lê Vũ Phong cho biết: “Giờ nuôi theo quy trình ngày xưa không hiệu quả nữa, con nước chỉ có vài triệu đồng, không có lời bao nhiêu. Nếu mình nuôi quảng canh cải tiến chăm sóc tốt đàng hoàng, con giống, nước êm thì lợi nhuận cao hơn”.
Hiện nay, trên địa bàn thành phố có trên 11.000 ha nuôi tôm, trong đó trên 1.000 ha tôm công nghiệp, trên 1.000 ha tôm quảng canh cải tiến, còn lại trên 9.000 (chiếm gần 90%) là tôm quảng canh truyền thống năng suất thấp. Do đó, mô hình trình diễn của Phòng Kinh tế có nhiều cải tiến hơn so với nuôi tôm quảng canh truyền thống; rất ổn định, không rủi ro, cho hiệu quả cao. Ðây là mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến cần được nhân rộng.
Có thể bạn quan tâm
-5731762.jpg)
Vấn đề đau đầu nhất hiện nay với các tỉnh ven biển miền Trung từ TT- Huế đến Ninh Thuận là sản lượng khai thác thủy sản giảm sút, tàu nằm bờ chiếm tới 40 – 60% do giá nhiên liệu tăng cao, tình hình nuôi trồng thủy sản không thuận, đặc biệt tình trạng tôm bị bệnh chết khá nhiều, ảnh hưởng đến đời sống ngư dân. Theo số liệu của Sở NN-PTNT các tỉnh trong khu vực

Năm 2011, hai cán bộ được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của nhóm nghề nông nghiệp tại Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp dạy nghề và Giáo dục thường xuyên tỉnh đã có cơ hội được “mục sở thị” nghề trồng nấm ở Vĩnh Bảo (Hải Phòng).

Ít ai biết, trên thị trường có cả trăm loại men vi sinh được quảng cáo nổ "một tấc lên đến giời", thậm chí trị cả bệnh tôm và được bán với giá trên trời. Vì sao?

Nghiên cứu trên được đăng trên Tạp chí Môi trường và Quốc tế cho thấy, đồng là một khoáng chất cần thiết cho sự sống, tuy nhiên, nếu hàm lượng cao trong cơ thể sống, nó sẽ gây hại. Khi các nhà máy, khu công nghiệp thải các chất trên ra đất, nguồn nước với hàm lượng cao chất này sẽ tạo ra sự nguy hại nghiêm trọng tới cây trồng và hệ sinh thái dưới nước

Huệ đỏ là cây thân giả (giống hành tây). Lá hình giải hẹp, thuôn nhọn, mọc đối nhau thành hai hàng xanh đậm. Cọng hoa tròn to, mọc lên từ nách lá có thể cao đến 20-30cm. Thường mỗi cành hoa có 4 nụ, từ khi nở đến khi tàn khoảng 5-10 ngày, lúc đầu nở 2 hoa vài ngày sau nở tiếp hai hoa còn lại.