Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Nấm Rơm - Nghề Làm Giàu Ở Nông Thôn Ở Lào Cai

Trồng Nấm Rơm - Nghề Làm Giàu Ở Nông Thôn Ở Lào Cai
Ngày đăng: 27/05/2013

Năm 2011, hai cán bộ được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của nhóm nghề nông nghiệp tại Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp dạy nghề và Giáo dục thường xuyên tỉnh đã có cơ hội được “mục sở thị” nghề trồng nấm ở Vĩnh Bảo (Hải Phòng). Sau chuyến công tác, hai cán bộ trở về mang theo kỹ thuật, kinh nghiệm trồng nấm và hy vọng giúp nhiều hộ nông dân trong tỉnh Lào Cai làm giàu từ trồng nấm.

Triển vọng nghề trồng nấm

Nghề trồng nấm có những ưu điểm nổi bật, như mức đầu tư ban đầu thấp, nhanh có thu nhập, lãi suất cao, dễ thu hồi vốn, thị trường ổn định, thu hút được nhiều lao động ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, trong lúc nông nhàn, nghề trồng nấm đã giải quyết được việc làm, tạo thu nhập ổn định cho các gia đình nông dân.

Với mức đầu tư ban đầu cho một tấn rơm nguyên liệu (với đầu tư nhà trồng nấm có sẵn) không quá 5 triệu đồng, sau 2 tháng, người trồng có thể thu hái được khoảng 600 kg nấm sò (nấm bào ngư). Với giá bán khoảng 50.000 đồng/kg, một tấn rơm nguyên liệu trồng nấm sò, người dân có thể thu lãi gần 20 triệu đồng. Công việc trồng nấmcũng không phức tạp, nặng nhọc. Cây nấm phát triển không đòi hỏi sự chăm sóc đặc biệt. Nguyên liệu trồng nấm là các sản phẩm phế thải, như rơm, rạ, bông phế liệu, mùn cưa, lõi ngô... đây là những nguyên liệu có sẵn. Vì vậy, hầu hết gia đình có đủ điều kiện để tham gia trồng nấm.

Nói về tiềm năng phát triển nghề trồng nấm tại tỉnh, đồng chí Lương Thị Hùy, Phó Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp dạy nghề và Giáo dục thường xuyên tỉnh cho biết: 78% diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh dành cho trồng lúa nước, do vậy, nguồn rơm, rạ sau thu hoạch rất lớn. Tính bình quân, mỗi ha đất trồng lúa (canh tác 2 vụ) tương ứng 20 tấn rơm, rạ, như vậy, hằng năm tổng lượng rơm, rạ của cả tỉnh khoảng trên 1 triệu tấn. Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào để trồng nấm thương phẩm. Những năm gần đây, tại tỉnh đã xuất hiện một số hộ sản xuất nấm, chủ yếu là trồng nấm sò, nấm mộc nhĩ với quy mô nhỏ và tự phát. Một số trung tâm dạy nghề huyện đã đầu tư cho việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trồng nấm đến bà con nhưng chưa đạt được hiệu quả cao.

Đào tạo nghề trồng nấm cho người dân

Được sự giúp đỡ của chuyên gia từ Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật (Viện Khoa học Việt Nam) và tiếp thu kinh nghiệm từ các huyện Vĩnh Bảo và Tiên Lãng (Hải Phòng), công việc nghiên cứu của các cán bộ phụ trách nhóm nghề nông nghiệp tại Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp dạy nghề và Giáo dục thường xuyên tỉnh đã thu được những kết quả đáng mừng. Với những kiến thức và kinh nghiệm học được trong chuyến công tác, các cán bộ đã giúp trung tâm thực nghiệm sản xuất thành công một số giống nấm và cung cấp cho thị trường. Điều đó khẳng định tiềm năng phát triển nghề trồng nấm ở tỉnh rất triển vọng.

Trên cơ sở những thành công bước đầu đã đạt được, Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp dạy nghề và Giáo dục thường xuyên tỉnh đã xây dựng Đề án “Chuyển giao công nghệ trồng nấm cho nông dân tỉnh Lào Cai”. Song song với việc mở các lớp học trực tiếp tại trung tâm, cán bộ của trung tâm còn tới tận các địa phương để hướng dẫn bà con cách trồng nấm. Thời gian tới, cán bộ nông nghiệp của trung tâm tiếp tục nghiên cứu những giống nấm mới có giá trị kinh tế cao, như nấm hương, nấm linh chi, nấm bào ngư... và tiến hành xây dựng thương hiệu cho sản phẩm này, từng bước đưa nấm trở thành nông sản đặc trưng của địa phương.

Thực tế cho thấy, trong vài năm trở lại đây, nghề trồng nấm tại nhiều địa phương trong tỉnh đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp. Đặc biệt, phát triển nghề trồng nấm còn giải quyết được vấn đề môi trường ở nông thôn, hạn chế tình trạng đốt rơm, rạ sau mỗi vụ sản xuất làm ô nhiễm môi trường. Hiệu quả của việc đào tạo nghề trồng nấm tại Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp dạy nghề và Giáo dục thường xuyên tỉnh đã mở ra hướng đi mới trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tiến tới làm giàu ở vùng nông thôn của tỉnh.


Có thể bạn quan tâm

Thạch đen mất giá gây thiệt hại nhiều tỷ đồng Thạch đen mất giá gây thiệt hại nhiều tỷ đồng

Huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng là địa phương thoát nghèo nhờ trồng cây thạch đen. Tuy nhiên, vụ thu hoạch năm nay, cây nông nghiệp này mất giá mạnh, ước tỉnh thiệt hại mỗi tạ 1,2 triệu đồng, khiến thu nhập của người dân bị ảnh hưởng nặng nề.

20/09/2015
Mưa kéo dài, rau xanh đồng loạt tăng giá Mưa kéo dài, rau xanh đồng loạt tăng giá

Lấy cớ mưa lớn kéo dài cả tuần nay, giá cả các mặt hàng rau xanh tại các chợ dân sinh ở nội thành Hà Nội đã tăng mạnh trở lại, thậm chí có những loại tăng gấp đôi so với ngày thường.

20/09/2015
Thủ phạm giết 3 con chó trước đêm phá 1.300 gốc nho Thủ phạm giết 3 con chó trước đêm phá 1.300 gốc nho

Anh Trương Tấn Tâm chủ vườn nho cho biết trước khi vườn nho bị triệt hạ một ngày, con chó nhà anh và hai con chó rẫy nho bên cạnh đã bị đánh thuốc chết.

20/09/2015
Sản lượng muối giảm hơn 21% Sản lượng muối giảm hơn 21%

Diêm dân TX Sông Cầu (tỉnh Phú Yên) vừa kết thúc vụ sản xuất muối năm 2015, với sản lượng ước đạt 15.850 tấn, đạt gần 74% kế hoạch năm và giảm 21,3% so cùng kỳ năm 2014.

20/09/2015
Tăng cường công tác phòng, chống bệnh trên tôm nuôi Tăng cường công tác phòng, chống bệnh trên tôm nuôi

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên, từ đầu tháng 8 đến nay, tôm nuôi tại các địa phương trong tỉnh bị nhiễm bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy, với diện tích 40ha.

20/09/2015