Bến Tre đã tìm ra nguyên nhân làm chết nghêu hàng loạt

Kết quả xét nghiệm cho thấy, đa số các mẫu nghêu đều đang vào mùa sinh sản. Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng Perkinsus sp từ 80% - 100% ở tất cả các mẫu. Mật độ vi khuẩn Vibrio tổng trong các mẫu nước, mẫu bùn, mẫu nghêu cũng rất cao. Đặc biệt, số lượng cao của vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus xuất hiện trên các mẫu nghêu - đây là loại vi khuẩn có khả năng gây bệnh cao cho các đối tượng thủy sản.
Theo ông Huỳnh Văn Cung – Quyền Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Bến Tre, các Hợp tác xã có nghêu chết cần san thưa nghêu khi mật độ dày, di dời ra vùng bãi sâu hơn, giảm mật độ nghêu ở các bãi cao, thu hoạch nghêu giống có kích cỡ nhỏ hơn; đồng thời, làm tốt công tác vệ sinh sân bãi, thu gom những con nghêu chết, sắp chết để di chuyển ra khỏi khu vực nuôi nghêu nhằm tránh lây nhiễm sang các cá thể nghêu khác còn sống.
Như tin đã đưa: từ cuối tháng 3 đến nay, tại tỉnh Bến Tre có trên 1.000 ha nghêu bị chết với tỉ lệ từ 10% - 80%; trong đó thiệt hại nặng nhất là Hợp tác xã thủy sản ở huyện Bình Đại, Ba Tri, với tổng thiệt hại lên đến hàng chục tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm

Ông Hà Văn Nhân, tác giả của N25 cho biết, đây là giống ngắn ngày, chịu thâm canh cao, cứng cây.

Trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tỉnh Bình Định chọn ngô là cây trồng chủ lực, chỉ đứng sau cây lúa.

Ngô phân bố rộng trên phạm vi toàn quốc, tùy theo điều kiện khí hậu mà thời vụ gieo trồng ngô khác nhau ở các vùng song chủ yếu có các vụ chính là đông xuân, xuân hè và thu đông.

Với diện tích nuôi năm 2014 hơn 600 ha, tôm càng xanh (TCX) được xem là đối tượng nuôi quan trọng nhất tại huyện vùng sâu Tam Nông (Đồng Tháp).

Trên những vườn cà phê ở Việt Nam, những lon sữa, chai lọ nhựa bị bỏ đi đã được tái sử dụng với mục đích mới, trở thành công cụ giúp người nông dân tiết kiệm nước.