Bayer Việt Nam hỗ trợ lúa giống cho nông dân bị thiệt hại

Theo thông tin từ Sở NN-PTNT Kiên Giang, vào năm 2013, có 23 hộ nông dân ở huyện Vĩnh Thuận kiến nghị về việc sử dụng giống lúa lai F1 Arize B-TE1, do Cty Bayer Việt Nam phân phối, nhưng khi lúa ở giai đoạn trổ thì có hiện tượng trổ không đều làm ảnh hưởng đến năng suất.
Việc giải quyết tranh chấp giữa hai bên không kết thúc và kéo dài cho đến nay. Sở NN-PTNT Kiên Giang đã chỉ đạo Chi cục Trồng trọt - BVTV xác minh kiến nghị của bà con nông dân, kết quả nguyên nhân không phải do chất lượng giống mà do kỹ thuật canh tác của nông dân và thời tiết thời điểm lúa trổ.
Tuy nhiên, Cty Bayer Việt Nam cũng đã thống nhất hỗ trợ 50% số lượng giống lúa Arize B-TE1 trên diện tích đã gieo sạ năm 2013 là 19,3 ha, tương đương 300 kg, để nông dân tái đầu tư sản xuất vụ mùa (vụ lúa tôm) năm 2015.
Có thể bạn quan tâm

Ngoài những chính sách của tỉnh Thanh Hóa, nhiều địa phương còn có chính sách khuyến khích, kích cầu riêng, như: Huyện Nga Sơn có chính sách hỗ trợ 300 triệu đồng/trang trại có quy mô vừa, huyện Quảng Xương hỗ trợ 100 triệu đồng/trang trại chăn nuôi lợn có quy mô lớn...

Xuất phát từ thú chơi gà đá, nhiều người đã gắn bó với việc nuôi, “đào tạo” gà đá một cách chuyên nghiệp. Từ công việc này, nhiều hộ nuôi đã có thu nhập ổn định.

Rồng đất (còn gọi là kỳ tôm hay càng tôm) sống trong môi trường hoang dã, là đặc sản của các nhà hàng ở Tây Nguyên thời gian gần đây.

Thông tin từ UBND huyện Sơn Động (Bắc Giang), Công ty TNHH Nippon Zoki Việt Nam (Ninh Bình) vừa ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm thỏ dược liệu cho HTX chăn nuôi thỏ Hợp Thành (Sơn Động).

Có thể nói, nhiều địa phương ven biển ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung, con tôm rất được kỳ vọng để giúp người dân đổi đời, giúp địa phương phát triển kinh tế. UBND xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) thừa nhận, hồi trước đời sống người dân vùng này rất cơ cực, cứ mãi thiếu trước hụt sau, bởi sản xuất nông nghiệp không hiệu quả.