Thời tiết thất thường, xuất hiện nhiều bệnh trên hoa hồng

Nông dân Lê Quang Trãi - người có nhiều năm kinh nghiệm trồng hoa hồng cho biết, bệnh trên hoa hồng hiện nay là đốm đen, đốm lá.
Tỷ lệ bệnh khá cao, trong tổng số 5.000 giỏ hoa ông đang trồng thì hiện 50% số lượng hoa hồng đã bị nhiễm bệnh.
Để hạn chế một số bệnh trên hoa hồng, Kỹ sư Nguyễn Thanh Hùng - Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao khuyến cáo: "Đối với bệnh đốm đen hoa hồng thì nông dân cần xử lý và ngâm ủ vật liệu thật kỹ.
Trong quá trình trồng, nên vệ sinh sạch sẽ xung quanh khu vực trồng, dọn dẹp những lá bệnh, bị ủ; nên kiểm tra phun xịt định kỳ và nếu thấy bệnh có xu hướng phát triển cần phải phun xịt thuốc để phòng ngừa”.
Có thể bạn quan tâm

Sau một thời gian bôn ba lập nghiệp bằng nhiều nghề, như: thợ cơ khí, thợ cắt kính… nhưng thu nhập không cao, năm 1999 anh về quê Nhơn Trạch và cải tạo gần 1 héc ta đất ngập mặn của gia đình để nuôi tôm sú. Anh Lâm chia sẻ: “Thời gian đó ở xã rộ lên phong trào nuôi tôm thiên nhiên, gia đình tôi có gần 1 hécta đất ngập mặn phù hợp với nuôi tôm sú nên tôi đã nuôi thử nghiệm.

So với cùng kỳ năm 2013, số lượng giảm 10,78%, trị giá FOB giảm 10,27%, trị giá CIF giảm 9,2% và giá FOB bình quân tăng 2,43 USD/tấn; hợp đồng còn lại chưa giao hàng là 2,102 triệu tấn.

Với khoảng 44.770 hécta, cây điều đang đứng ở tốp đầu về diện tích canh tác tại Đồng Nai và cả nước. Đây vẫn là cây trồng chủ lực của tỉnh vì theo quy hoạch của Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn, Đồng Nai nằm trong vùng trọng điểm phát triển cây điều của cả nước.

Ông Đào Hồng Đức, Cục trưởng Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản cho biết, tàu cũ nhập về Việt Nam phải dưới 8 tuổi. Trong khi đại gia công ty Đức Khải xin nhập tàu gần 30 tuổi.

Nghề làm “vàng trắng” là cách gọi vui của nhiều người dân chuyên làm tiêu sọ trong tỉnh. Nghề này giúp nhiều người trở nên khá giả, song cũng khiến không ít hộ trắng tay. Thực tế, muốn làm được mẻ tiêu sọ (tiêu trắng) tương đối vất vả.