Bát Xát Mở Rộng Diện Tích Cây Đương Quy Lên 150 Ha

Theo thông tin từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bát Xát (Lào Cai), năm 2014, huyện xây dựng kế hoạch phát triển 150 ha cây đương quy.
Trong đó, xã Y Tý trồng 30 ha, Nậm Pung 46 ha, A Mú Sung 6 ha và một số diện tích ở Bản Xèo và xã Pa Cheo. Hiện, người dân tại các xã đã gieo giống cây và chuẩn bị đóng bầu.
Đương quy là loài thảo mộc, dễ trồng, phù hợp với khí hậu vùng cao. Rễ cây được sử dụng trong các bài thuốc quý chữa bệnh đau đầu, suy nhược cơ thể, bổ huyết và chế biến cùng một số món ăn tăng dinh dưỡng.
Năm 2013, diện tích phát triển cây đương quy tại Bát Xát là 0,7 ha, cây đương quy trên địa bàn được đánh giá cho năng suất cao, mang lại nguồn thu nhập khoảng 120 triệu đồng/ha.
Công ty Tân Phát Green đảm nhận bao tiêu sản phẩm cho người dân Bát Xát với giá mua 60 nghìn đồng/kg đương quy tươi và 120 nghìn đồng/kg đương quy khô.
Có thể bạn quan tâm

Hai lần tù tội, ra tù với đôi chân bị liệt... nhưng nhờ lòng yêu thương vô bờ bến của mẹ, của vợ cộng với sự nỗ lực của bản thân, Đỗ Văn Kỳ (thị trấn Phùng, Đan Phượng, Hà Nội) đã trở thành tỷ phú với ngôi nhà 7 tầng nổi tiếng được gọi là “lâu đài Kỳ bồ câu”.

Chứng kiến khu trang trại mênh mông, với những ao nuôi cá cho doanh thu hàng trăm triệu đồng/năm, ít ai nghĩ người gây dựng nên cơ nghiệp này lại là một phụ nữ tuổi ngoài 50. Bà chủ của trang trại ấy là Nguyễn Thị Liệu, thôn Yên Lạc, xã Đồng Văn (huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc).

Những ngày này, về xã Thạnh Mỹ (Tân Phước - Tiền Giang), nhìn những trái khóm (miền Bắc gọi là dứa, miền Trung gọi là thơm) phụng, khóm son màu sắc rực rỡ, hình dáng độc đáo vươn mình trong nắng ấm, chúng tôi cảm nhận dường như không khí Tết Nguyên đán đang đến rất gần. Hiện, bà con đang tất bật chăm sóc để kịp cung ứng cho thị trường trái cây trưng mâm ngũ quả ngày Tết.

Trồng sầu riêng trong vườn nhà, bón phân dơi và áp dụng kỹ thuật tốt, ông Lê Văn Sáu (65 tuổi), ở ấp Tân Thành, xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) có thu nhập hàng tỷ đồng.

“Phi thương bất phú”, bởi vậy ở cái tuổi 76 ông Phạm Văn Chép thôn Trung tâm xã Hợp Thịnh - Hiệp Hòa (Bắc Giang) vẫn quyết tâm làm kinh tế, phát triển trang trại nuôi trồng thủy sản kết hợp trồng cây lẫy gồ, cây ăn quả, nuôi gia cầm và đã cho thu bạc tỷ mỗi năm.