Bảo tồn nguồn gen cây mè đen 2 vỏ Bình Thuận

Quá trình nghiên cứu bảo tồn, tư liệu hóa và đánh giá sơ bộ nguồn gen cây mè đen 2 vỏ trên địa bàn tỉnh Bình Thuận được lên kế hoạch thực hiện từ tháng 7/2015 đến tháng 6/2018. Dự kiến kinh phí thực hiện 980 triệu đồng từ ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ của tỉnh. Đề tài do chị Đặng Thị Ái Trinh- Kỹ sư Công nghệ Sinh học thuộc Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ Khoa học Công nghệ Bình Thuận làm chủ nhiệm. Được biết, việc bảo tồn nguồn gen mè đen 2 vỏ nhằm phục vụ cho công tác lai tạo giống; duy trì và phát triển bền vững giống mè đen 2 vỏ đặc hữu của địa phương, góp phần tăng thêm giá trị kinh tế và sử dụng giống mè trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
Tại Bình Thuận, mè là một cây trồng truyền thống. Tuy nhiên, do chưa được quan tâm đúng mức nên cây mè thường được canh tác ở những diện tích đất cằn cỗi, nghèo dinh dưỡng và chưa được chú ý chăm sóc, bón phân theo đúng nhu cầu của cây. Vì thế, cây cho năng suất không cao, hiệu quả kinh tế không lớn dẫn đến diện tích cây trồng này ít được mở rộng. Trên địa bàn tỉnh, hiện có giống mè đen 2 vỏ truyền thống và đã trở thành một thương hiệu có uy tín của Bình Thuận. Bởi giống mè đen 2 vỏ của địa phương có đặc tính chống chịu sâu bệnh tốt, hàm lượng dầu cao, dễ tiêu thụ. Vì vậy việc triển khai nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen mè đen 2 vỏ trên địa bàn tỉnh là công việc có tính cấp bách trước mắt và lâu dài của địa phương. Qua đó, phục vụ cho công tác chọn tạo giống và xây dựng quy trình thâm canh cây mè nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của cây mè trong cơ cấu cây trồng của tỉnh.
Theo chị Đặng Thị Ái Trinh, đề án gồm 6 nội dung dự kiến triển khai. Trong đó, có việc chuyển giao 5 quy trình công nghệ bảo tồn gen cây mè đen 2 vỏ; đánh giá và tư liệu hóa nguồn gen cây mè đen 2 vỏ Bình Thuận; xây dựng mô hình bảo tồn cây mè đen 2 vỏ Bình Thuận bằng phương pháp in vitro tại Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ KHCN; xây dựng 1 mô hình bảo tồn cây mè đen 2 vỏ Bình Thuận tại đồng ruộng ở 2 huyện Bắc Bình và Hàm Thuận Bắc với tổng quy mô 2 ha và hội thảo đầu bờ tại mô hình bảo tồn cây mè đen 2 vỏ Bình Thuận tại đồng ruộng.
Sau khi hoàn thành đề án, trung tâm sẽ là tổ chức bảo tồn và lưu giữ nguồn gen cây mè đen 2 vỏ của tỉnh; trở thành nguồn nguyên liệu phục vụ cho công tác tạo các giống mè mới. Sản phẩm cây mè đen 2 vỏ in vitro là nguồn di truyền cung cấp cho các nhà tạo giống khi có nhu cầu sử dụng để cải tiến nguồn gen. Bảo tồn được nguồn gen mè đen 2 vỏ của địa phương sẽ đảm bảo phát triển bền vững giống mè đặc trưng của tỉnh, diện tích trồng mè được mở rộng. Sản phẩm cây mè đen 2 vỏ in vitro là cây đầu dòng ổn định về di truyền để trung tâm tiến hành sản xuất hạt giống mè đen 2 vỏ thương mại hóa, cung cấp cho thị trường khi có nhu cầu với chất lượng và giá thành tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm

Gần 20 năm cần mẫn với nghề nuôi bò sữa đã giúp gia đình bà Nguyễn Thị Ngọc Anh (55 tuổi), ngụ tại ấp Chánh Lộc, xã Chánh Mỹ, TP.TDM (Bình Dương) ổn định kinh tế.

Các cơ quan chức năng Quảng Trị đang nỗ lực phòng chống dịch lở mồm long móng ở gia súc tại một số xã ở huyện Gio Linh. Từ đầu tháng 11 đến nay, trên địa bàn huyện Gio Linh đã xuất hiện thêm 43 con trâu, bò nhiễm bệnh, nâng tổng số gia súc bị nhiễm bệnh đến thời điểm hiện tại trên toàn tỉnh là 278 con.

Do tình hình mưa bão cộng với triều cường còn ở mức cao nên người dân sẽ không xuống giống kịp theo lịch thời vụ đợt 1 mà ngành nông nghiệp tỉnh đưa ra là từ ngày 9 đến 15-11. Theo đó, nhiều khả năng bà con sẽ xuống giống tập trung ở đợt 2 từ 25-11 đến 1-12 và đợt 3 từ 12 đến 18-12. Thời điểm này, nông dân cũng đã bắt đầu mua lúa giống để chuẩn bị gieo sạ cho vụ lúa chính trong năm. Hiện các giống lúa xác nhận như: OM 5451, OM 4900,OM 4218, IR 50404,… được cơ sở, đại lý bán dao động từ 11.000-11.500 đồng/kg, giảm từ 1.000-1.500 đồng/kg so với cùng kỳ. Nguyên nhân, do giá lúa hàng hóa trong vụ Thu đông vừa qua luôn ở mức thấp nên giá lúa giống từ đó cũng giảm theo. Mặc dù giá đã giảm, nhưng sức mua của người dân không mấy khả quan trong những ngày qua.

Những ngày qua trên thị trường liên tục phát đi tín hiệu về giá cà phê giảm mạnh và sau đó là mối lo toan lời-lỗ của nông dân. Ðiều đáng quan tâm là phía sau câu chuyện lời-lỗ này, đang buộc nhiều nông dân cần phải tính toán lại chuyện đầu tư, tránh theo kiểu cảm tính như trước đây.

Người dân vùng Phú Tân (An Giang) từ lâu luôn tự hào về cây nếp trên “lãnh địa” của mình bởi bên cạnh lợi thế được huyện, tỉnh quy hoạch trồng trên diện rộng, áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất và chất lượng, cây nếp còn cho hiệu quả kinh tế khá cao, vừa xây dựng thương hiệu hạt nếp Phú Tân ngon, dẻo đặc trưng, vừa giúp bánh phồng Phú Mỹ vươn xa ra thị trường các tỉnh bạn. Tuy nhiên, đang có nhiều nông dân ở địa phương khác “ăn theo” nếp Phú Tân, tạo nên tình trạng mất cân đối trong quy hoạch cơ cấu cây trồng.