Báo động tình trạng cây mãng cầu xiêm chết sớm tại Tiền Giang

Cụ thể, cây mãng cầu ở giai đoạn 5 - 6 năm tuổi thì đột nhiên khô lá, khô cành và chết dần. Chỉ riêng tại xã Tân Phú, huyện Tân Phú Đông đã có đến 20% diện tích cây đặc sản này bị chết sớm.
Theo ngành chuyên môn, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nhà vườn thấy giá trái mãng cầu tăng cao đã dùng mọi biện pháp xử lý cho cây ra hoa theo ý muốn; để quá nhiều trái làm gánh nặng cho cây. Đồng thời nhà vườn sử dụng nhiều phân bón hóa học, thuốc trừ sâu và lấy nước mặn vào mương vườn làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của cây.
Huyện Tân Phú Đông (tỉnh Tiền Giang) có diện tích gần 700 ha mãng cầu xiêm, đứng đầu vùng ĐBSCL. Mấy năm gần đây, giá trái mãng cầu ở mức cao nên nhà vườn thu lãi gần 300 triệu đồng/ha/năm. Do đó, ngành chuyên môn đã và đang khuyến cáo, hướng dẫn nhà vườn khắc phục tình trạng cây chết sớm, bảo vệ thành quả của người sản xuất.
Ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng phòng Nông nghiệp-Phát triển nông thôn huyện Tân Phú Đông (tỉnh Tiền Giang) cho biết: “Chúng tôi khuyến khích dân nên sử dụng phân hữu cơ vi sinh, có một số nấm đối kháng để ngăn lại các loại nấm tấn công bộ rễ. Về kỹ thuật canh tác, đề nghị bà con không để trái quá nhiều làm cho cây suy kiệt. Khuyến cáo cho bà con sử dụng các loại phân bón qua lá để cầm cự trong thời gian nắng hạn như hiện nay. Chúng tôi cũng kịp thời đưa nước ngọt để cho cây mãng cầu vượt qua lúc khô hạn”.
Có thể bạn quan tâm

Đón xuân mới Nhâm Thìn cũng là thời điểm nông dân Đầm Dơi (Cà Mau) hăm hở bước vào vụ chính nuôi tôm công nghiệp. Năm qua, toàn huyện thu hoạch 35.000 tấn tôm thương phẩm. Nhiều hộ sau 1 vụ nuôi tôm thẻ khoảng 75 ngày, thu lãi vài trăm triệu đồng. Đây là một hấp lực lớn thúc đẩy phong trào nuôi tôm công nghiệp năm 2012 phát triển mạnh

Tại huyện Chiêm Hóa, đồng chí Trần Văn Tú, Phó trưởng phòng Nông nghiệp - PTNT huyện cho biết, vụ mùa này toàn huyện phấn đấu gieo cấy 5.631 ha lúa; 902 ha ngô; 828 ha lạc...

Sau 1 năm thực hiện, dự án đã thành công tốt đẹp. 100% hộ tham gia mô hình và nhiều hộ trên địa bàn khẳng định sẽ tiếp tục duy trì và mở rộng diện tích, mở ra một hướng sản xuất mới cho nông dân vùng lòng chảo Điện Biên

Ông Đoàn Thành Chung, Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp 1 Nhơn Lộc (An Nhơn - Bình Định) cho biết: “Được sự giúp đỡ của UBND huyện, vụ đông xuân 2009 – 2010, chúng tôi triển khai mô hình “Cùng nông dân ra đồng” với 85 gia đình tham gia, diện tích sản xuất 8,3ha

Tôm càng xanh là loài thủy sản không xa lạ với người dân Cà Mau. Từ khi chuyển dịch từ trồng lúa sang nuôi tôm sú, con tôm càng xanh ít được người dân chú trọng