Ban hành quy định quản lý khai thác nghêu giống, nghêu bố mẹ tự nhiên và nghêu thương phẩm

Theo đó, quy định này quy định về kích cỡ, công cụ khai thác và ương dưỡng nghêu giống tự nhiên; việc bảo tồn nguồn nghêu bố mẹ tự nhiên và điều kiện khai thác nghêu thương phẩm trên vùng nuôi nghêu ven biển của tỉnh.
Đối với nghêu giống tự nhiên có kích cỡ dưới 500.000 con/kg: Các tổ chức, cá nhân được phép khai thác khi có sự chấp thuận của UBND xã.
Đối với nghêu giống tự nhiên có kích cỡ từ 500.000 - 1.000.000 con/kg: Các tổ chức, cá nhân được phép khai thác khi có sự chấp thuận của UBND xã (trong khoảng thời gian do UBND huyện xác định).
Đối với nghêu giống tự nhiên có kích cỡ từ 1.000.000 - 1.500.000 con/kg: Các tổ chức, cá nhân khai thác chỉ để ương dưỡng khi có sự chấp thuận của UBND xã (trong khoảng thời gian do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định).
Nghêu giống tự nhiên có kích cỡ từ 1.000.000 - 1.500.000 con/kg sau khi khai thác phải được ương dưỡng ở các khu vực có điều kiện tự nhiên phù hợp do UBND huyện quy định trên địa bàn xã Tân Điền, Tân Thành (huyện Gò Công Đông) và xã Phú Tân (huyện Tân Phú Đông).
Riêng các cơ sở ương, dưỡng có đăng ký sản xuất - kinh doanh, thì phải đảm bảo các quy định về điều kiện đối với cơ sở ương dưỡng giống thủy sản theo nội dung Điều 5, Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý giống thủy sản.
Tổ chức, cá nhân không được sử dụng phương tiện cơ giới để khai thác nghêu giống tự nhiên, nghêu thương phẩm làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái và nguồn lợi thủy sản trong quá trình khai thác.
Công cụ khai thác: Sử dụng vợt cào bằng tay, vật liệu chế tạo lưỡi cào đảm bảo không độc hại, không làm ô nhiễm môi trường, không sắc nhọn dễ gây sát thương cho người lao động và các đối tượng khai thác.
Kích cỡ nghêu khai thác: Tổ chức, cá nhân chỉ được khai thác khi nghêu thương phẩm đạt kích cỡ dưới 80 con/kg.
Khi thu hoạch nghêu phải thực hiện lưu lại bãi nuôi ít nhất 10% sản lượng nghêu trong kỳ thu hoạch của mỗi vụ nuôi, để bảo tồn nguồn nghêu bố mẹ tự nhiên, đảm bảo duy trì, tái tạo nguồn nghêu giống tự nhiên.
Có thể bạn quan tâm

Đó là mô hình chăn nuôi của ông Nguyễn Văn Túy ở thôn Nghĩa Xá, xã Đại Đồng (Tứ Kỳ - Hải Dương). Ông Túy là người tiên phong ở xã Đại Đồng trong việc nuôi ba ba.

Nhu cầu nhập khẩu tăng, nguồn cung khan hiếm… được xác định là những nguyên nhân kéo giá tôm nguyên liệu tại ĐBSCL tăng mạnh trong những ngày qua, tuy nhiên, nông dân vẫn không mặn mà thả nuôi.

Nhằm tận dụng diện tích đất và thời gian nông nhàn, giúp nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng lợi nhuận trên cùng diện tích đất, vừa qua, UBND thị trấn Lai Vung (Đồng Tháp) đã thông qua mô hình trồng xen canh cây dưa lê giữa hai vụ lúa, đồng thời tổ chức cho nông dân trên địa bàn đi tham quan, học tập mô hình trồng dưa lê tại tỉnh Tiền Giang.

Nuôi gà trên đệm lót sinh học có nhiều ưu điểm: hạn chế mùi hôi, ô nhiễm môi trường, các bệnh về đường ruột và hô hấp trên gà, hạn chế lây truyền dịch bệnh, ít tốn công chăm sóc… Phú Mỹ là xã điển hình của huyện Mỏ Cày Bắc (Bến Tre) đã thử nghiệm hiệu quả và đang nhân rộng mô hình này.

Vụ mùa năm 2013, Công ty cổ phần Công nghệ nông nghiệp xanh (Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội) hỗ trợ 10/13 huyện, Thành phố của tỉnh (trừ Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hạ Lang) xây dựng 40 mô hình sản xuất lúa, ngô sử dụng phân viên nén nhả chậm.