Tháo gỡ khó khăn trong xuất khẩu chuối ở Quảng Trị

Một điểm thu gom chuối xuất khẩu sang Thái Lan ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị)
Ngay sau khi có thông tin, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đã kịp thời phối hợp với các cơ quan chức năng của nước bạn Lào bàn giải pháp tháo gỡ để hoạt động xuất khẩu chuối qua cửa khẩu trở lại bình thường.
Bà Nguyễn Thị Kiều, làm nghề thu mua chuối tại khu vực chợ Tân Long (Hướng Hóa) cho biết, thời gian qua sau khi thị trường xuất khẩu chuối trước đây ngưng thu mua, nhiều tiểu thương trên địa bàn đã chuyển hướng xuất khẩu sang thị trường Thái Lan.
Tuy giá chuối không cao nhưng cũng phần nào giúp người trồng chuối có nơi tiêu thụ, giảm bớt khó khăn cho người trồng chuối lẫn người làm nghề thu mua chuối xuất khẩu.
Theo nhiều tiểu thương phản ánh thì với mức phí phải đóng khi làm thủ tục thông quan qua cửa khẩu quốc tế Đen Sa Vẳn khoảng 1 triệu tiền kíp Lào/tấn chuối tươi (khoảng 2,7 triệu VNĐ) thì quá cao.
Nếu mức phí trên tiếp tục được duy trì thì tiểu thương sẽ lỗ nặng bởi giá thu mua từ nông dân trồng chuối bình quân chỉ dưới ba triệu đồng/tấn chuối quả tươi, chưa kể tiền thuê nhân công bốc dỡ, chi phí vận tải từ Việt Nam qua Thái Lan.
Chính vì vậy mong muốn của nhiều tiểu thương là mức phí trên được giảm xuống thấp hơn, tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu chuối thuận lợi.
Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, lãnh đạo Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đã có buổi làm việc với các cơ quan chức năng liên quan của nước bạn Lào để tìm hướng tháo gỡ.
Phía Việt Nam mong muốn các cơ quan chức năng cửa khẩu phía Lào tạo điều kiện để mặt hàng chuối thông quan qua cửa khẩu quốc tế Đen Sa Vẳn với mức phí vừa phải, bởi giá chuối hiện đang ở mức thấp, nếu thu phí quá cao thì nông dân lẫn tiểu thương sẽ gặp khó khăn.
Sau buổi làm việc này, các cơ quan chức năng phía Lào cam kết không thu phí quá cao như trước đây, đồng thời cho phép vận chuyển mặt hàng chuối qua cửa khẩu bằng ô tô.
Tại khu vực chợ Tân Long, trung tâm đầu mối thu gom chuối của huyện Hướng Hóa sau khi có thông tin trên, hoạt động mua bán chuối trở lại bình thường.
Hiện nay, giá chuối cân được tiểu thương thu mua dao động từ 2.000 – 2.500 đồng/kg.
Đối với các loại chuối bó có giá bán cao hơn từ 3.000 - 4.500 đồng/kg, tuy vậy loại chuối này có số lượng hạn chế do tiểu thương thu mua chủ yếu để bán cho người dân có nhu cầu thờ cúng nên yêu cầu về chất lượng lượng, kích thước và màu sắc cao hơn loại chuối bình thường.
Có thể bạn quan tâm

Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, sản xuất chăn nuôi năm 2014 tăng trưởng khá cao, ước tính tăng 4- 5% so với năm 2013. Trong đó, chăn nuôi lợn tăng gần 3%, gia cầm khoảng 5%, bò sữa khoảng 12% và thức ăn chăn nuôi khoảng 6%. Giá vật tư đầu vào không tăng, trong khi sản phẩm đầu ra luôn ở mức cao, lợn nạc bình quân trong năm từ 47.000- 52.000 đồng/kg, ngành chăn nuôi nhất là chăn nuôi lợn, bò sữa, trứng gia cầm có lời khá lớn.

Trong đó, có 9 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (tổng diện tích 69,15ha) được chứng nhận GlobalGAP/ASC; 2 cơ sở sản xuất giống cá tra (hơn 6ha) được chứng nhận GlobalGAP, 3 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (hơn 8ha) được chứng nhận VietGAP, 1 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (3ha) được chứng nhận BMP.

Hiện nay, Hà Nội có trên 2.000 thú y viên. Với lực lượng khá đông như vậy, đã góp phần không nhỏ trong việc kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm và kiểm soát giết mổ, đảm bảo ATTP trên địa bàn TP.

Năm nay tổng diện tích gieo trồng vụ thu – đông của huyện Mường Chà là 250ha, tập trung vào 3 giống cây chủ lực: ngô, lạc và đậu tương. Diện tích cây vụ thu – đông nhiều nhất tập trung ở xã Mường Mươn với 120ha, chủ yếu là ngô; diện tích còn lại rải rác ở các xã: Na Sang, Sá Tổng và Pa Ham.

Không chỉ mỗi hộ của anh Mạnh “dở khóc dở cười” vì cây cao su mà còn có khoảng gần 30 hộ dân khác-với diện tích hàng trăm ha cao su đã và đang tiến hành chặt bỏ để chuyển sang trồng cà phê, tiêu bởi cùng một lý do là cây đến kỳ thu hoạch nhưng lại không có mủ hoặc có nhưng rất ít.