Bắc Giang thu hơn 4.000 tỷ đồng từ vải thiều

Năm nay là năm đầu tiên tiêu thụ nội địa vải thiều cao hơn xuất khẩu. Tổng sản lượng vải thiều đạt 190.000 tấn quả tươi với giá bán bình quân khoảng 15.000 đồng/kg. Điều này chứng tỏ, sức tiêu thụ vải thiều trong nước còn rất lớn.
Bắc Giang đã và đang chú trọng, đẩy mạnh tiêu thụ nội địa trong những vụ tới. Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ lớn nhất, chiếm 94% tổng lượng xuất khẩu. Lượng vải thiều xuất khẩu vào Mỹ, Australia còn khiêm tốn do đối tác đồng ý mở cửa thị trường cho vải thiều Việt Nam quá sát thời gian thu hoạch.
Vải thiều tươi Bắc Giang hiện đã được tiêu thụ hết, lượng vải thiều sấy khô và chế biến sẽ được tiêu thụ từ nay đến hết tháng 4 năm sau.
Có thể bạn quan tâm

Khi mọi nhà còn đang sâu giấc thì những người thu mua hải sản đã có mặt tại đìa, sẵn sàng với chuyến thu mua đêm để kịp đưa hải sản tươi ra chợ sớm…

Nuôi thủy sản thành vùng tập trung đang được coi là một trong những hướng tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế ở huyện Tân Yên (Bắc Giang). Nghề này đã mang lại thu nhập cao cho người dân và góp phần tạo diện mạo nông thôn mới.

Trong vụ cá Nam năm 2015, nhiều loài thủy sản có giá trị kinh tế, các loài cá nổi xuất hiện thường xuyên và kéo dài như: cá thu, cá nục, cá cơm, cá ngừ... với mật độ cao đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân đẩy mạnh hoạt động khai thác đạt sản lượng cao.

Chỉ với 60 triệu đồng vốn đầu tư ban đầu, đến nay mô hình nuôi ba ba của ông Vũ Văn Tuấn ngụ ấp 6, xã Minh Thắng, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước đã cho thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Mô hình hiệu quả này được các hộ nông dân ở xã Minh Thắng học tập.
Hàng ngàn dân nghèo sống ở đôi bờ sông Hậu thuộc địa bàn các tỉnh An Giang và Đồng Tháp sẽ có công ăn việc làm sau khi nhà máy chế biến thức ăn thủy sản Sao Mai đi vào hoạt động.