Xây nhà máy thức ăn thủy sản công suất lớn ven sông Hậu
Lãnh đạo UBND các tỉnh và Tập đoàn Sao Mai động viên tinh thần đối với các công nhân xây dựng nhà máy.
Sáng ngày 10-10, tại Cụm Công nghiệp Vàm Cống thuộc xã Bình Thành, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, Tập đoàn Sao Mai tổ chức lễ khởi công xây dựng Nhà máy chế biến thức ăn thủy sản Sao Mai.
Đến dự lễ khởi công có lãnh đạo Tổng cục An ninh (Bộ Công an), lãnh đạo UBND các tỉnh An Giang và Đồng Tháp.
Các đại biểu tham gia nghi thức động thổ tại lễ khởi công.
Theo thiết kế, nhà máy có 4 dây chuyền công nghệ hiện đại với công suất chế biến khoảng 60 tấn thành phẩm/giờ, tương đương sản lượng 360.000 tấn/năm và sẽ đáp ứng nhu cầu thức ăn thức sản cho vùng nuôi cá nguyên liệu của Sao Mai trong vòng 5 năm tới.
Nhà máy tọa lạc trên diện tích gần 5 ha nằm tiếp giáp với sông Hậu và phà Vàm Cống với tổng mức đầu tư hơn 20 triệu USD.
Dự kiến, nhà máy đi vào hoạt động vào tháng 12-2017 và sẽ thu hút hơn 1.000 lao động tại địa phương cũng như các vùng lân cận.
Lãnh đạo Tập đoàn Sao Mai cho biết là 1 trong 5 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn nhất cả nước nên đơn vị này quyết tâm xây dựng nhà máy chế biến thức ăn thủy sản để đáp ứng cho các vùng nuôi cá nguyên liệu theo hướng hiện đại và thân thiện với môi trường.
Việc vận hành của nhà máy cũng rất ổn định và hiệu quả để cho ra những sản phẩm chất lượng tốt.
Từ đó, giúp cho Sao Mai giảm được giá thành sản xuất để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm cá tra xuất khẩu khi cánh cửa sân chơi lớn TPP chính thức mở ra vào năm 2017.
Lãnh đạo chi nhánh các ngân hàng ở An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang cũng hứa sẽ hỗ trợ mở rộng quy mô sản xuất gấp 4 lần so với hiện nay cho Sao Mai nếu như nhà máy hoạt động có hiệu quả trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Đã gần 1 tháng nay, dù bắt đầu vào vụ kiệu mới nhưng giá kiệu giống tại huyện Phù Mỹ (Bình Định) vẫn ở mức thấp so với cùng kỳ năm ngoái. Bình quân từ đầu vụ đến nay, kiệu tốt, chắc, lớn củ bình quân 25.000đ/kg (thấp hơn 10.000 - 15.000đ/kg); kiệu chất lượng trung bình bình quân 20.000đ/kg (thấp hơn 6.000 - 7.000đ/kg), kiệu nhỏ củ bình quân 15.000đ/kg (thấp hơn 5.000đ/kg).

Những ngày qua, nắng nóng kéo dài đã làm hàng ngàn ha cây trồng các loại trên địa bàn huyện Kbang (Gia Lai) bị hạn. Hiện một số cây trồng như lúa, bắp, mì… của người dân đang bị khô héo từng ngày vì thiếu nước. Trong thời gian tới nếu nắng nóng vẫn tiếp tục kéo dài thì nguy cơ đại hạn và vụ mùa trắng tay là điều rất khó tránh khỏi.

Tại Giồng Trôm và Châu Thành, diện tích trồng mới bưởi da xanh (BDX) tăng rất nhanh trong 6 tháng đầu năm 2015, đã gần bằng diện tích BDX hiện có của TP. Bến Tre, tỉnh Bến Tre (khoảng 610ha). Ở nhiều nơi khác trong tỉnh, nhiều hộ dân cũng đang trồng mới BDX. Thực trạng này, nhiều người lo lắng, hiện việc tăng diện tích trồng BDX như thế có phá vỡ quy hoạch khi Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp đang được triển khai?

Mới đây, Hội Nông dân huyện Vũng Liêm được UBND tỉnh Vĩnh Long chấp thuận việc sử dụng độc quyền địa danh “Vũng Liêm” để đăng ký nhãn hiệu tập thể “Bưởi da xanh Vũng Liêm”.

Thời điểm này, 60ha diện tích đất trồng nhãn tại vùng chuyên canh xã Hòa Hiệp (huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) đang bước vào vụ thu hoạch, sản lượng đạt hơn 750 tấn. Theo một số hộ dân ở đây cho biết, năng suất giống nhãn xuồng cơm vàng đạt từ 8 - 9 tấn/ha giảm 1 tấn/ha so với cùng kỳ.