Triệu phú từ nuôi ba ba

Gia đình ông Tuấn có hơn 1 ha đất vườn. Những năm trước, dù được ông đầu tư khá bài bản bằng mô hình V.A.C (trồng cao su, nuôi gà, đào ao thả cá) nhưng không hiệu quả do diện tích đất ít, giá các mặt hàng liên tục giảm.
Năm 2012, khi dự án đập thủy lợi Phước Hòa hoàn thành và đưa vào sử dụng đã tạo ra lượng cá tạp lớn.
Với nguồn thức ăn này, nếu biết sử dụng vào mục đích chăn nuôi sẽ thu lợi cao. Sau thời gian tìm tòi và tham quan một số mô hình, ông Tuấn chọn nuôi ba ba.
Theo ông, nuôi ba ba đầu tư ít vốn, dễ tiêu thụ, giá cao, ít bệnh, ít hao hụt và tốn ít công chăm sóc.
Thức ăn của ba ba chủ yếu là cá tạp, cá vụn, ốc... Mỗi ngày chỉ cần cho ăn 2 lần.
Nuôi ba ba giúp hộ ông Tuấn cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm
Sau khi đầu tư 50 triệu đồng xây bờ ao với diện tích 500m2, ông Tuấn xuống TP. Cần Thơ mua 1.600 con ba ba giống, giá 6.000 đồng/con về nuôi thử nghiệm.
Ông cho biết: Lúc đầu còn thiếu kinh nghiệm nên hiệu quả chưa cao.
Nhưng vừa nuôi vừa đúc rút kinh nghiệm và kiểm soát được dịch bệnh. Trong quá trình nuôi, ba ba thường chỉ mắc bệnh nấm do ô nhiễm nguồn nước phát sinh từ thức ăn dư.
Tuy nhiên, theo ông Tuấn bệnh nấm không nguy hiểm và dễ chữa, chỉ cần cách ly, rửa vết thương hoặc bôi thuốc tím vài hôm là khỏi”.
Ông Tuấn cho rằng, nuôi ba ba đạt hiệu quả hay không phần lớn phụ thuộc vào nguồn nước.
Ao thả ba ba phải được xây dựng ở khu vực yên tĩnh, có nguồn nước ra vào thường xuyên, hoặc ít nhất thay nước 1 lần/tháng nhằm tránh nước bị nhiễm khuẩn.
Bờ ao xây cao để tránh nước ngập vào mùa mưa và được chia thành nhiều ngăn phù hợp với từng lứa tuổi của ba ba.
Mật độ 1 tháng tuổi từ 30 - 40 con/m2 ao; 5 tháng tuổi từ 15 - 20 con/m2 ao
. Khi nguồn nước bị nhiễm khuẩn cần được khử bằng vôi hoặc muối. Trên mặt nước nên thả bè cho ba ba tắm nắng, hô hấp và thả bèo tây để làm sạch nguồn nước.
Thức ăn cho ba ba không được để ôi thiu, số lượng vừa phải. Ba ba nuôi khoảng 8 tháng thì sinh sản.
Vì thế, khi ba ba lớn cần phân loại đực, cái, tránh để đẻ quá nhiều làm ảnh hưởng đến trọng lượng, chất lượng ba ba thương phẩm.
Ba ba nuôi 8 tháng có trọng lượng khoảng 1kg và có thể bán với giá 220 ngàn đồng/kg.
Nhưng ba ba càng lớn tháng thịt càng ngon và giá bán cao hơn (trên 1,5kg có giá 280 ngàn đồng/kg).
Mỗi năm, gia đình ông Tuấn xuất 4 lứa, mỗi lứa 600kg, được các thương lái từ TP. Hồ Chí Minh đến tận ao thu mua.
Sau khi trừ chi phí, thất thoát, mỗi năm gia đình ông thu gần 200 triệu đồng.
Dự kiến cuối năm nay, ông Tuấn sẽ đầu tư xây thêm 800m2 ao để mở rộng quy mô và cung ứng giống cho người nuôi có nhu cầu.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, ngoài việc đối mặt với thời tiết, dịch bệnh, bà con nông dân ĐBSCL còn lo ngại trước tình trạng vật tư nông nghiệp kém chất lượng, bị làm giả, nhất là sản phẩm phân bón.

Việt Nam hiện đứng thứ sáu trên thế giới, thứ hai ở châu Á và đứng đầu Đông Nam Á về xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ. Tuy nhiên ngành hàng này sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức về nguồn gốc nguyên liệu, nhân công… khi Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Theo ông Nguyễn Bình Giang - Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương, từ những năm 90 đến nay, Liên bang Nga vẫn là một trong những thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam, đặc biệt là đối với các sản phẩm nông sản, thực phẩm như thủy sản, cà phê, chè, hạt tiêu, rau, quả, hạt điều, gạo…

Ông Nguyễn Quốc Vọng, giám đốc công ty Giống cây trồng miền Nam cho biết, bằng phương pháp sản xuất công nghệ sinh học hiện đại nhằm lọc dòng nhanh và đạt chất lượng xuất khẩu, sản xuất mô hình rau hoa tươi theo quy trình VietGAP để nông dân tham quan, trung tâm kỳ vọng sẽ nâng từ 10-15 chủng loại hạt giống hiện nay của đơn vị lên trên 30 chủng loại.

Đó là một trong những giải pháp được đưa ra tại tọa đàm “Tam nông, phát triển bền vững nông nghiệp - nông thôn - nông dân”, do UBND tỉnh Đồng Tháp, Quỹ hòa bình và phát triển TP.HCM, Trung tâm nghiên cứu xã hội và giáo dục Trí Việt đồng tổ chức hôm qua 12.9 tại TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp).