Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bà Hà Linh mất, dân trồng trà khốn đốn

Bà Hà Linh mất, dân trồng trà khốn đốn
Ngày đăng: 01/10/2015

Ngày 29.9, ông Lâm Quang Khôi, quản lý xưởng sản xuất của Công ty TNHH Hà Linh, cho biết công ty đã tạm ngưng thu mua trà của nông dân để tập trung chuẩn bị lo hậu sự cho bà Hà Thúy Linh - tức Hà Linh, Giám đốc công ty kiêm Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Lâm Đồng.

Dang dở tiền nợ

Có mặt tại Công ty TNHH Hà Linh sáng 29.9, ông Nguyễn Hữu Bình (ngụ xã Xuân Trường, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) tỏ ra lo lắng trước thông tin bà Linh bị sát hại tại Trung Quốc.

Gia đình ông Bình có hơn 3 ha trà liên kết với công ty của bà Linh từ nhiều năm nay.

Hiện công ty còn nợ ông hơn 300 triệu đồng tiền mua trà.

Theo ông Bình, trước khi đi công tác, bà Linh dẫn đoàn khách nước ngoài tới vườn trà của ông để quay phim, chụp ảnh làm tư liệu giới thiệu cho đối tác nước ngoài. Bà Linh còn nói sau chuyến công tác này sẽ trả đầy đủ khoản nợ cho ông.

Dù Công ty TNHH Hà Linh ngưng thu mua trà nhưng do đến ngày, nông dân vẫn phải thu hoạch.

“Điều mà tôi lo hơn là trà đang đến kỳ thu hoạch nhưng công ty tạm ngưng thu mua.

Cách đây vài ngày, tôi chở 5 tấn trà xuống một doanh nghiệp cách xa 70 km để nhờ họ sơ chế, bảo quản với chi phí phát sinh hàng chục triệu đồng nhưng có bán được không thì vẫn chưa biết” - ông Bình lo lắng.

Ông Nguyễn Hữu Thiên (ngụ xã Trạm Hành, TP Đà Lạt) cũng gặp khốn đốn vì sự ra đi của nữ doanh nhân Hà Linh.

Công ty còn nợ ông 400 triệu đồng trong khi gia đình vẫn chưa tìm được đầu ra cho 3 ha trà. Hiện phần lớn diện tích trà của gia đình ông đã đến thời kỳ thu hái nhưng vẫn không tìm được nơi bán.

Trong khi đó, trung bình 2 tháng/lần, mỗi hecta trà, gia đình ông phải bỏ ra khoảng 60 triệu đồng để đầu tư chăm sóc. “Lúc còn sống, bà Linh là người tình cảm. Chúng tôi chỉ mong sau khi lo hậu sự cho bà, công ty sớm hoạt động trở lại, tiếp tục sát cánh với chúng tôi” - ông bày tỏ.

Ông Lâm Quang Khôi thừa nhận trong 6 tháng nay, Công ty Hà Linh gặp nhiều khó khăn.

Nguyên nhân chủ yếu là do kẻ xấu tung tin sai lệch, cho rằng trà Lâm Đồng bị nhiễm dioxin dẫn đến việc xuất khẩu bị ảnh hưởng, việc thanh toán tiền cho nông dân cũng bị chậm trễ.

Không bỏ mặc nông dân

Hiện Công ty TNHH Hà Linh có khoảng 15 ha trà tự đầu tư và 50 ha trà liên kết với 40 hộ nông dân, trung bình mỗi ngày chế biến khoảng 1,9 tấn trà tươi. Sau khi bà Linh mất, công ty tạm ngưng thu mua và chỉ chế biến theo các đơn hàng đã có.

Trước lo lắng của người dân, ông Khôi cam kết sẽ thanh toán đầy đủ các khoản nợ.

Ông cho biết hiện công ty vẫn còn các đơn đặt hàng. Sau khi lo xong tang lễ cho bà Linh, công ty sẽ bắt tay vào sản xuất, tổ chức lại thu nguyên liệu để tránh thiệt hại cho người dân.

Trong khi đó, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Lâm Đồng, Hội Doanh nghiệp trẻ đã làm việc với cán bộ, nhân viên và người lao động của công ty để duy trì hoạt động, bảo đảm an ninh, tài sản cho doanh nghiệp.

Khoảng 35 công nhân chế biến và 70 công nhân thu hái trà của công ty trong những ngày qua cũng bị ảnh hưởng về việc làm.

Theo ông Khôi, bà Linh còn nhiều dự định chưa thực hiện xong. Trong đó, để thuận lợi cho việc thu mua nguyên liệu, bà Linh lên kế hoạch mở rộng diện tích xưởng chế biến trên diện tích 6.000 m2 với công suất 8-9 tấn/ngày

. Kế hoạch này dự kiến sẽ thực hiện sau chuyến công tác Trung Quốc.

“Bà Linh là người có công lớn cho sự phát triển của ngành trà Đà Lạt, luôn “đứng mũi chịu sào” khi ngành này gặp khó khăn” - ông Khôi tiếc rẻ.


Có thể bạn quan tâm

Thực Hiện Thành Công Mô Hình Nuôi Ghép Tôm Với Cá Dìa Thực Hiện Thành Công Mô Hình Nuôi Ghép Tôm Với Cá Dìa

Năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quảng Ngãi đã thực hiện mô hình nuôi ghép tôm với cá dìa trong ao đất tại xã Tịnh Hòa, huyện Sơn Tịnh.

05/09/2013
Thu Nhập Khá Từ Nghề Nuôi Ong Lấy Mật Thu Nhập Khá Từ Nghề Nuôi Ong Lấy Mật

Hiệu quả kinh tế từ nuôi ong lấy mật mang lại đã khiến nhiều hộ gia đình xã Thuận Hóa (Tuyên Hóa - Quảng Bình) nỗ lực phát triển đàn ong để nâng cao thu nhập cho gia đình, góp phần giảm nghèo bền vững, xây dựng thương hiệu mật ong miền tây Quảng Bình.

15/09/2014
Virus Cúm H5N6 Đe Dọa Đàn Gia Cầm Virus Cúm H5N6 Đe Dọa Đàn Gia Cầm

Sau khi bất ngờ phát hiện virus cúm A/H5N6 nguy hiểm trên gia cầm lậu tại Lạng Sơn, Hà Tĩnh, Lào Cai và đàn chim hoang, mới đây Bộ NN-PTNT cho biết, dịch cúm H5N6 đã xuất hiện ở các tỉnh Nam Trung bộ. Nỗi lo xâm nhập virus cúm A/H5N6 từ gà vịt lậu đang đe dọa đàn gia cầm nuôi trong nước vào những tháng cuối năm.

15/09/2014
Quảng Nam Thí Điểm Trồng Măng Tây Xanh An Toàn Quảng Nam Thí Điểm Trồng Măng Tây Xanh An Toàn

Mô hình thành công sẽ góp phần đa dạng hóa cây trồng của tỉnh, đồng thời, đây sẽ là một trong những cây trồng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển đổi một số diện tích đất lúa, màu... kém hiệu quả sang trồng măng tây xanh an toàn có giá trị kinh tế cao hơn, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích, phát triển sản xuất theo hướng an toàn và bền vững.

15/09/2014
Giống Mía ROC 16 Đạt Trên 9 Chữ Đường Giống Mía ROC 16 Đạt Trên 9 Chữ Đường

Vụ mía 2014-2015, toàn tỉnh Hậu Giang trồng được 12.559ha, trong đó, các giống mía chín sớm (ROC 16) chiếm khoảng 50% diện tích. Hiện tại, các ruộng mía đã có thời gian từ 8-10 tháng tuổi. Từ giữa tháng 8 đến nay, Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) đã phối hợp với ngành chức năng của TX.Ngã Bảy và huyện Phụng Hiệp tổ chức 4 đợt đo thăm dò chữ đường (CCS) tại một số ruộng mía của người dân.

15/09/2014