Chăn nuôi vào vụ Tết

Tăng đàn gia súc, gia cầm
Ông Nguyễn Lai - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Cam Lâm cho biết, một số hộ, trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện đã bắt đầu tăng đàn gia súc, tập trung chủ yếu ở các xã: Cam Thành Bắc, Cam Hiệp Nam, Cam Hiệp Bắc, Cam An Nam, Cam An Bắc.
Tỷ lệ tăng đàn của các hộ, trang trại chỉ khoảng 10% so với bình thường chứ chưa nhiều, nguyên nhân vì nguồn vốn của người dân còn hạn chế, không có khả năng chăm sóc.
Tại xã Vạn Phú (huyện Vạn Ninh), số lượng bò được người dân nuôi là 1.300 con, tăng 100 con so với trước.
Còn theo ông Trần Quang Khánh - Chủ tịch Hội Nông dân xã Vạn Thọ (huyện Vạn Ninh), số lượng gia cầm tại địa phương đã tăng khoảng 30% so với trước; ước tính có khoảng 15.000 con gà, vịt của 5 cơ sở nuôi theo mô hình trang trại.
Bên cạnh đó, mỗi hộ dân tại xã cũng nuôi trên dưới 50 con gà, vịt các loại.
“Giá gà, vịt hiện đang giảm so với bình thường, nhưng ước khoảng đầu tháng 12 âm lịch sẽ tăng trở lại, nên người dân vẫn tăng đàn để có sản phẩm bán vào dịp này” - ông Khánh nói.
Gia đình ông Phạm Văn Sơn (phường Vĩnh Hòa, TP.Nha Trang) nuôi gà Đông Tảo nhưng số lượng không lớn, vì giống gà này có giá cao hơn so với gà ta.
Tuy nhiên, để kịp có gà bán trong dịp Tết, ông đã cho ấp nở được một lứa 20 con, đến nay đã gần 3 tháng.
Mỗi con gà Đông Tảo nuôi khoảng 6 tháng có thể xuất chuồng, nặng khoảng 3,5kg, bán với giá 1 triệu đồng/con.
“Giá thịt gà Đông Tảo hiện nay khoảng 250.000 đồng/kg, gần Tết có thể lên đến 300.000 đồng/kg hoặc cao hơn.
Loại gà này rất được ưa chuộng trong dịp Tết.
Bên cạnh gà thịt, nhiều người cũng hỏi mua gà giống của gia đình tôi để về nuôi phục vụ nhu cầu dịp Tết” - ông Sơn nói.
Chủ động phòng dịch
Bên cạnh tập trung tăng đàn đón vụ Tết, các hộ, trang trại chăn nuôi cũng quan tâm đến việc phòng ngừa dịch bệnh cho vật nuôi.
Theo ông Sơn, để bảo đảm an toàn cho đàn gà Đông Tảo, gia đình ông đã chủ động vệ sinh chuồng trại, tiêm phòng dịch bệnh cho toàn bộ đàn gà.
Không chỉ được miễn phí tiêm phòng, cán bộ thú y còn tư vấn cho gia đình ông cách chăm sóc để con giống được đảm bảo sạch bệnh, khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt.
Ông Hồ Ngọc Thủ (xã Vạn Bình, huyện Vạn Ninh) cho biết: “Hiện nay, gia đình tôi đang nuôi hơn 200 con gà và 50 con bò.
Để phòng bệnh trong thời tiết mưa gió, ẩm ướt, tôi đã mời cán bộ thú y đến tiêm phòng dịch, kiểm tra sức khỏe cho vật nuôi.
Ngoài ra, tăng cường dinh dưỡng, khẩu phần thức ăn, bổ sung vitamin và các khoáng chất nhằm tăng sức đề kháng cho vật nuôi”.
Hiện nay, 100% cơ sở, hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Cam Lâm đã tiêm phòng dịch, bệnh cho gia súc, gia cầm.
Còn tại các địa phương khác, công tác tiêm phòng dịch, bệnh cũng đã được thực hiện nghiêm ngặt, góp phần giúp việc chăn nuôi hiệu quả hơn, tránh dịch bệnh bùng phát trong đợt này.
Được biết, sắp tới, Chi cục Thú y tỉnh sẽ triển khai phát động tháng vệ sinh, tiêu độc khử trùng nhằm đảm bảo, kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh; tiếp tục tuyên truyền cho người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng, ngừa dịch bệnh.
Bác sĩ Lê Thắng - Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh: Trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 200.000 con gia súc; hơn 2,7 triệu con gia cầm các loại, trong đó gà và vịt chiếm số lượng lớn.
Đến nay, toàn tỉnh đã hoàn thành tiêm phòng đợt 2 trong năm cho các đàn gia súc, gia cầm.
Cách đây khoảng 1 tháng, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh đã có dấu hiệu tăng.
Để đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi, người dân cần thực hiện tốt an toàn sinh học trong chăn nuôi như: thức ăn phù hợp với vật nuôi; nước uống đảm bảo vệ sinh; vệ sinh phòng bệnh đúng quy trình; chủ động tiêm phòng dịch; che chắn chuồng trại kỹ trong thời tiết mưa gió…
Có thể bạn quan tâm

Ngoài hàng loạt khó khăn như chi phí tăng cao, ngư trường không ổn định đã ảnh hưởng đến nghề khai thác, những chủ tàu đánh bắt cá ngừ đại dương ở Khánh Hòa luôn canh cánh với nỗi lo bị ép giá. “Được mùa” nhưng lại mất giá và hiện nay là tình trạng ép giá; ngư dân đánh bắt cá ngừ đang còn gặp rất nhiều khó khăn đầu ra cho sản phẩm.

Từ đầu năm đến nay tỉnh Cà Mau đã phát hiện, tiêu hủy 756 con gia cầm bị bệnh. Trên thực tế, mặc dù đã được tuyên truyền nhiều về việc chủ động tiêm vắc-xin phòng cúm gia cầm, nhưng từ sự chủ quan dẫn đến ý thức của người chăn nuôi còn nhiều hạn chế.

Khi các phương tiện thông tin đại chúng phanh phui việc nấm kim châm nhập khẩu nhưng đóng gói mang thương hiệu Việt Nam, không đảm bảo chất lượng bày bán trên thị trường, tôi vốn là “tín đồ” của món này tức tốc gọi cho bạn là chủ một chuỗi cửa hàng ăn uống lớn ở TP Hạ Long để “truy vấn” về nguồn gốc nấm mà tôi vẫn ăn.

Đến nay, hơn 200 hộ dân tại khu vực Ô Quý Hồ, thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa (Lào Cai) đã nhận đủ 16.000 cọc bê tông của huyện hỗ trợ để làm giàn su su với diện tích 90 ha. Số cọc bê tông này có tổng trị giá 1,6 tỷ đồng.

Việt Nam đang phải nhập khẩu hàng trăm ngàn tấn hạt điều mỗi năm cho ngành chế biến nhân điều xuất khẩu. Trong khi đó, nông dân lại đang đua nhau chặt bỏ loại cây trồng chủ lực này do hiệu quả kém.