Hiệu quả mô hình nuôi gà 6 ngón ở Hoành Bồ

Gia đình chị Đoàn Thị Thu Cúc, khu 1, thị trấn Trới là một trong những hộ đầu tiên triển khai mô hình nuôi gà 6 ngón.
Năm 2013, gia đình chị đầu tư nuôi 200 con theo hình thức thả vườn, nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật, phòng dịch tốt nên đàn gà nhà chị phát triển cho hiệu quả kinh tế cao.
Năm 2014 được hỗ trợ vay vốn từ Quỹ hỗ trợ nông dân, gia đình chị đã đầu tư phát triển thêm đàn gà.
Đến nay, trang trại nhà chị đã có khoảng 10.000 con cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm và trở thành địa chỉ cung cấp gà giống và gà thương phẩm lớn nhất huyện Hoành Bồ.
Trao đổi với chúng tôi chị Cúc cho biết: Trước đây, gia đình tôi cũng nuôi các loại gà khác nhau nhưng hiệu quả kinh tế không cao.
Từ khi nuôi gà nhiều cựa theo hình thức thả vườn hiệu quả kinh tế mang lại hơn hẳn.
Đây là giống gà bản địa lâu đời của địa phương, gà có đặc điểm mỗi bên chân 6 ngón, gà trống có màu lông đỏ, vàng và đen, gà mái thường chỉ có màu vàng, chân của loại gà này thấp hơn gà bình thường.
Đặc biệt gà dễ nuôi, có khả năng thích nghi cao, lại cho ra sản phẩm thịt rất thơm, ngon, được người tiêu dùng ưa chuộng.
Mặt khác, gà 6 ngón không những dễ nuôi mà chi phí lại ít vì nuôi theo mô hình thả vườn nên gà tự kiếm ăn một phần, ngoài ra chỉ cần cho ăn thêm ngô, thóc.
Sau 5 - 6 tháng nuôi, trọng lượng tối đa đối với gà trống từ 3 - 3,5kg, gà mái từ 2 - 2,5kg, với giá bán trên thị trường hiện nay là 200.000 - 220.000 đồng/kg.
Gà 6 ngón cho thịt thơm, ngon và ngọt, hàm lượng đạm cao hơn nhiều so với một số giống gà địa phương nên giá thành tương đối cao.
Cũng giống như giống gà thương phẩm khác, chi phí từ 2,5kg đến 2,8kg thức ăn cho một kg trọng lượng nhưng khi xuất bán chỉ khoảng 100.000 đồng/kg, còn giống gà 6 ngón này bán được gấp đôi 200.000 đồng/kg.
Chị Nguyễn Thị Phượng, Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Trới cho biết: Thời gian trước, một số hộ dân trên địa bàn huyện đã nuôi tự phát giống gà 6 ngón trôi nổi trên thị trường không đảm bảo chất lượng.
Để tạo điều kiện giúp nông dân trong thị trấn tiếp cận tiến bộ kỹ thuật, đầu tư giống có chất lượng cao, làm chuồng trại, mở rộng chăn nuôi, nâng cao thu nhập, HND thị trấn Trới lập Dự án đầu tư nuôi gà 6 ngón sinh sản, xây dựng mô hình tổ hợp tác liên kết phát triển sản xuất.
Tham gia dự án có 14 hộ, mỗi hộ được hỗ trợ 100 con gà giống và được tập huấn kỹ thuật.
Đến nay đàn gà của các hộ phát triển tốt và bán ra thị trường ổn định.
Từ thành công bước đầu, hiện trên địa bàn huyện Hoành Bồ đang cho nhân rộng việc nuôi gà 6 cựa ra trên địa bàn ở 7 xã với số lượng hơn 400.000 con.
Được biết thời gian tới huyện Hoành Bồ sẽ tiếp tục hỗ trợ phát triển thêm và nhân rộng giống gà 6 cựa này, đưa vào sản phẩm OCOP của địa phương, góp phần giúp bà con nông dân phát triển kinh tế gia đình và vươn lên làm giàu.
Có thể bạn quan tâm

Cá lóc đồng 4,2 kg vừa được anh Nguyễn Văn Vũ (ấp Long Thành, xã Long Điền B, Chợ Mới - An Giang) bắt được tại con kênh trước nhà nối vào rạch Ông Chưởng.

Vài năm trở lại đây, nhiều hộ nuôi tôm ở Lấp Vò (Đồng Tháp) lâm vào tình trạng thua lỗ hoặc lợi nhuận thấp do thời tiết diễn biến bất thường, nguồn tôm giống bị thoái hóa.

Nhiều trang trại nuôi gà đẻ trứng tại các huyện: Vĩnh Cửu, Trảng Bom và Xuân Lộc (Đồng Nai) cho biết, hiện giá trứng gà bán ra tại trại chỉ còn 18-19 ngàn đồng/chục, giảm 2-3 ngàn đồng/chục so với cuối tháng 8-2013. Giá trứng gà giảm là do nhu cầu tiêu thụ chậm lại so với gần 2 tuần trước. Năm nay, nhu cầu mua trứng để làm bánh trung thu không nhiều, nên giá trứng ít biến động.

Lãnh đạo UBND huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) vừa khảo sát và làm việc với 18 hộ dân ấp Vàm Hồ, xã An Thạnh Nam nhằm bàn biện pháp khắc phục vùng nuôi tôm bị thiệt hại.

Một số nơi trong tỉnh Bắc Giang, có việc chính quyền sở tại cho nông dân thầu hoặc buông lỏng quản lý để xảy ra nhiều trường hợp lấn chiếm lưu vực, dòng kênh tiêu để nuôi thả cá. Việc làm này mang lợi ích cho số ít người nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác tiêu úng, gây thiệt hại lớn về sản xuất của hàng trăm hộ dân.