Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Áp Dụng Cơ Giới Hoá Khâu Thu Hoạch Lúa

Áp Dụng Cơ Giới Hoá Khâu Thu Hoạch Lúa
Ngày đăng: 28/12/2011

Đầu năm 2010 được sự hỗ trợ của Trung Tâm Khuyến nông – Khuyến Ngư tỉnh Hậu Giang xây dựng mô hình máy gặt đập liên hợp (GĐLH), Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư Long Mỹ triển khai thực hiện bước đầu mang lại kết quả khả quan và được bà con nông dân nhiệt tình ủng hộ.
Trong điều kiện xuống giống tập trung, né rầy, nên khi vào vụ thu hoạch công lao động không thể đáp ứng để thu hoạch lúa trên địa bàn huyện. Nên hiện nay ngoài máy do chương trình hỗ trợ, nông dân đã tự đầu tư mua thêm 04 máy  để phục vụ trên địa bàn huyện. Được biết nếu thuê máy GĐLH nông dân được hưởng lợi nhuận rất cao, vì thu hoạch bằng máy  tỉ lệ hao hụt rất thấp (1%), máy còn thao tác cả khâu rải rơm, thu hoạch được lúa đỗ ngã giúp nông dân giảm chi phí thuê mướn công lao động, phẩm chất gạo sau thu hoạch được đảm bảo.
Chiết tính lợi nhuận giữa thuê mướn cắt bằng tay và bằng máy GĐLH:
Chi phí cắt, suốt, rải rơm,...:
Nếu thuê nhân công: 4.000.000 đồng/ha
Nếu thuê máy: 3.000.000 đồng/ha
Chênh lệch: 1.000.000 đồng.
Ngoài ra, thu hoạch thủ công hao hụt nhiều hơn thu hoạch bằng máy khoảng 3 %.
Diện tích lúa  Đông – Xuân  năm 2010 – 2011 của huyện là 25.000.000 ha có hơn 70% diện tích áp dụng thu hoạch bằng máy GĐLH, ước tính nông dân tiết kiệm được khoảng 17.500.000.000 đ/vụ. 
Hiện nay trên địa bàn huyện đã có trên 20 máy GĐLH  hoạt động (máy của các tỉnh khác mang đến) các máy hoạt động liên tục, theo điều tra trên 90% nông dân có nhu cầu thu hoạch bằng máy. Nông dân các xã, huyện lân cận tìm đến để thuê máy thu hoạch lúa, nhưng vẫn không đáp ứng kịp.
Từ những ưu điểm hoạt động của máy GĐLH nên đa số bà con nông dân đã mạnh dạng thuê mướn máy thu hoạch lúa, cho thấy mô hình này là một hướng đi đúng, giải quyết được vấn đề khan hiếm công lao động, đáp ứng mục  tiêu áp dụng cơ giới hoá vào sản xuất nông nghiệp nông thôn.


Có thể bạn quan tâm

Trồng Lúa Nhật Lợi Nhuận Từ 30 - 35 Triệu Đồng/héc-Ta Trồng Lúa Nhật Lợi Nhuận Từ 30 - 35 Triệu Đồng/héc-Ta

Hội Nông dân xã Bình Phú (Châu Phú - An Giang) cho biết, vụ hè thu năm nay, xã Bình Phú có 27 hộ trồng lúa Nhật, với tổng diện tích trên 120 héc-ta, đạt năng suất bình quân trên 6,5 tấn/héc-ta. Toàn bộ sản phẩm được Công ty TNHH Angimex - Kitoku mua với giá 8.400 đồng/kg lúa khô, sau khi trừ chi phí, nông dân lãi từ 30 - 35 triệu đồng/héc-ta.

31/07/2013
Bác Bỏ Tin Đồn Về Trường Hợp “Mít Non Nhúng Thuốc Trung Quốc” Bác Bỏ Tin Đồn Về Trường Hợp “Mít Non Nhúng Thuốc Trung Quốc”

Chỉ vì tin đồn thất thiệt “mít non nhúng thuốc Trung Quốc bán tràn lan ngoài thị trường” mà nhà vườn trồng mít ở huyện Cai Lậy (Tiền Giang) và các địa phương lân cận phải lao đao vì giá giảm thê thảm, gây thiệt hại rất lớn.

31/07/2013
Liên Kết Bám Biển Thời Xăng Dầu Tăng Giá Liên Kết Bám Biển Thời Xăng Dầu Tăng Giá

Chỉ trong vòng hơn 1 tháng giá xăng dầu tăng 3 lần, hàng ngàn tàu cá trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế gặp khó. Chi phí nhiên liệu tăng cao nhưng tôm, cá, mực... lại mất giá; sau chuyến biển thu không đủ bù chi. Khoảng nửa tháng nay, nhiều chiếc tàu ra khơi cầm chừng.

31/07/2013
Keo Giống Hút Hàng Keo Giống Hút Hàng

Gần đây, do lợi nhuận từ việc trồng keo giấy khá cao, nông dân Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) mở rộng diện tích trồng keo giấy vụ mới. Hiện nay, các vườn ươm tại Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) bán cây con (chủ yếu giống keo giâm hom) dao động từ 600 đồng đến 700 đồng/1 cây keo giấy, tuy nhiên nguồn cung cũng chỉ đủ đáp ứng khoảng 70% nhu cầu trồng rừng của người dân. Trung tâm Dịch vụ thương mại Khánh Vĩnh đã mua 165.000 cây keo lai giâm hom từ các tỉnh khác để đáp ứng nhu cầu trồng rừng của bà con.

31/07/2013
Triển Vọng Nghề Nuôi Tôm Càng Xanh Thương Phẩm Triển Vọng Nghề Nuôi Tôm Càng Xanh Thương Phẩm

Hàng chục hộ dân trên địa bàn thành phố Hòa Bình tham gia mô hình nuôi tôm càng xanh thương phẩm vừa hoàn tất vụ thu hoạch. Kết quả mang lại khả quan với 1 ha trong mô hình, thời gian nuôi 6 tháng, các hộ thu được hơn 1.800 kg tôm càng xanh thương phẩm, trị giá gần 400 triệu đồng.

31/07/2013