Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Anh Nguyễn Hồng Phước Khá Lên Nhờ Nuôi Dê

Anh Nguyễn Hồng Phước Khá Lên Nhờ Nuôi Dê
Ngày đăng: 20/02/2014

Siêng năng, kiên trì gắn bó với nghề nuôi dê đã trên 10 năm, giờ đây kinh tế gia đình của anh Nguyễn Hồng Phước (ấp Lợi A, xã Bình Tân, huyện Gò Công Tây, Tiền Giang) đã khấm khá hơn trước nhiều.

Năm 2003, qua giới thiệu của bạn bè, anh đến TX. Gò Công mua một cặp dê giống với giá 4 triệu đồng về nuôi thử. Qua thời gian chăm sóc, đàn dê phát triển khá tốt. Hiện tại, đàn dê của anh có 20 con; trong đó có 3 dê đực giống, số còn lại là nái, hậu bị và dê thịt.

Theo anh Phước, dê cái nuôi từ 7-8 tháng gác nọc, khoảng 5 tháng sau sẽ sinh sản. Dê cái mỗi lứa sinh sản khoảng 2 con, nuôi 6-7 tháng có thể đạt trọng lượng từ 20 - 25kg. Dê thịt anh bán với giá từ 85 - 90 ngàn đồng/kg; dê nái hậu bị anh bán với giá từ 2,5 - 3,5 triệu đồng/con. Đối với dê nọc giống, mỗi lần gác nọc anh thu từ 100 - 150 ngàn đồng.

Đặc biệt, trong năm 2013, anh đến TP. Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) mua 1 dê nọc giống Saanen (có nguồn gốc từ Thụy Sĩ) với giá 12 triệu đồng, trọng lượng khoảng 120 kg. Đây là giống dê rất to con, nạc nhiều so với một số giống dê khác như: Bách Thảo, Hòa Lan… và hiện đang được các hộ chăn nuôi ưu tiên lựa chọn để phối giống. Năm 2013, con giống Saanen của anh đã được đưa đi phối giống ở huyện Gò Công Đông, TX. Gò Công và một số hộ khác ở tỉnh Bến Tre.

Về thức ăn, anh trồng cỏ voi, cỏ sả, so đũa để cho dê ăn, kết hợp bổ sung thêm chuối chín, thức ăn dạng viên (ngày 2 cử) pha với cháo, cám để cho dê nọc, dê cái đang nuôi con uống. Đối với các bệnh thông thường của dê như: nhậm mắt, lở miệng, tiêu chảy… anh tự mua thuốc thú y cho dê uống hoặc tiêm. Do thực hiện tốt công tác vệ sinh chuồng trại nên môi trường xung quanh hầu như không bị ảnh hưởng cũng như ít mùi hôi.

Anh Nguyễn Văn Bình (TX. Gò Công), chuyên thu mua, cung ứng dê thịt, dê giống cho thị trường trong, ngoài tỉnh nhận xét: Giống dê Saanen là giống dê siêu nạc, hiện rất được thị trường ưa chuộng nên lượng dê thịt tiêu thụ ngày càng gia tăng, chủ yếu là các quán ăn, quán nhậu, nhà hàng...

Trong năm 2013, lượng thịt dê hơi anh cung ứng cho thị trường tăng 30% so với năm 2012. Theo anh, nghề nuôi dê hiện đang có điều kiện thuận lợi để phát triển do thị trường tiêu thụ tăng, dê ít bị bệnh và thời gian quay vòng vốn nhanh, trong khi chi phí thức ăn không nhiều nên hiệu quả mang lại khá cao.


Có thể bạn quan tâm

Thú Y Thủy Sản Thiếu Và Yếu Thú Y Thủy Sản Thiếu Và Yếu

Thủy sản trở thành ngành hàng quan trọng trong việc mang về ngoại tệ cho đất nước với gần 8 tỷ USD năm 2014, trong đó riêng con tôm nước lợ đã chiếm 50% tổng kim ngạch với 4 tỷ USD giá trị xuất khẩu, kế đến là cá tra, dù chưa hết khó khăn nhưng vẫn giữ vị trí số 2 với 1,8 tỷ USD. Hai mặt hàng này vẫn là thế mạnh của thủy sản Việt.

06/02/2015
Cà Mau Thu Hoạch Cá Bổi Cà Mau Thu Hoạch Cá Bổi

Năm 2014, huyện Trần Văn Thời có gần 200 ha ao, đầm nuôi cá bổi, ước tổng sản lượng hơn 4.000 tấn. Mặc dù thời gian gần đây diện tích nuôi cá bổi thương phẩm ở huyện Trần Văn Thời ngày một tăng lên, nhưng do năm nay giá cá bổi giảm mạnh nên người dân có lãi rất thấp.

06/02/2015
Bà Rịa Vũng Tàu Đánh Bắt Ghẹ, Ốc Hương Bằng Rập Đang Ăn Nên Làm Ra Bà Rịa Vũng Tàu Đánh Bắt Ghẹ, Ốc Hương Bằng Rập Đang Ăn Nên Làm Ra

Theo ngư dân Nguyễn Văn Út, ở phường Thắng Tam (TP. Vũng Tàu), nghề rập ghẹ, ốc đã có ở đất Vũng Tàu từ những năm 90 của thế kỷ trước, là nghề truyền thống của những ngư dân gốc Bình Định, Quảng Ngãi di cư vào Nam. Ở BR-VT, ngư dân hành nghề rập ghẹ, ốc tập trung chủ yếu ở khu vực Xóm Lưới (TP. Vũng Tàu), thị rấn Phước Hải (huyện Đất Đỏ), Trước đây chỉ có vài chục chiếc, nay đã phát triển mạnh với hàng trăm chiếc tàu, ghe đánh bắt ghẹ, ốc bằng rập.

06/02/2015
Triển Vọng Mô Hình Nuôi Tôm Càng Xanh Triển Vọng Mô Hình Nuôi Tôm Càng Xanh

Vụ ấy, sau khi trừ chi phí ông Toàn còn lãi hơn 20 triệu đồng. Thành công bước đầu ấy là tiền đề để ông mạnh dạn thả tôm càng xanh vào những vụ tiếp theo với diện tích và số con giống gấp đôi. Như vụ 2014, ông thả 6.000 tôm càng xanh giống trên đồng lúa 2ha vừa lời gần 40 triệu đồng.

06/02/2015
GAA Triển Khai Chương Trình Hỗ Trợ Nuôi Trồng Thủy Sản Có Trách Nhiệm GAA Triển Khai Chương Trình Hỗ Trợ Nuôi Trồng Thủy Sản Có Trách Nhiệm

Khoảng 5% sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu được chứng nhận bởi bên thứ 3. Mục tiêu của GAA là thúc đẩy nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm để đáp ứng nhu cầu thực phẩm toàn cầu. iBAP sẽ giúp đưa ra các sáng kiến cho các nhà sản xuất nuôi trồng thủy sản cải thiện và đạt chứng nhận.

06/02/2015