Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ảnh Hưởng Của Hóa Chất Sử Dụng Trong Nuôi Thủy Sản

Ảnh Hưởng Của Hóa Chất Sử Dụng Trong Nuôi Thủy Sản
Ngày đăng: 20/06/2014

Nhờ vào việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mà nghề thủy sản càng ngày càng phát triển, năng suất nuôi ngày càng tăng cao, đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng sản phẩm thủy sản trong nước.

Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc, hóa chất xử lý môi trường ao nuôi cũng thường xuyên hơn trong suốt vụ nuôi. Tuy nhiên, người ta chưa quan tâm các ảnh hưởng của nó đến sức khỏe người sử dụng và có những biện pháp phòng trừ.

Các loại thuốc và hóa chất thường được người nuôi sử dụng trong quá trình nuôi thủy sản như: vôi CaCO3, thuốc diệt khuẩn BKC, formol, chlorine… Những loại thuốc này đều có những ảnh hưởng ít, nhiều đối với cơ thể con người.

Sau đây chúng tôi xin giới thiệu tác hại của 04 loại hóa chất thường được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản: CaCO3,  formol, BKC và chlorine đến cơ thể con người để người sử dụng có thể hiểu rõ hơn và chủ động phòng tránh trong quá trình tiếp xúc với 04 loại thuốc trên nói riêng và những hóa chất khác nói chung.

- Đối với vôi CaCO3 thì chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng ở mức độ nhẹ, khi hít vào gây ho, hắt xì, chảy nước mũi nhưng không độc nếu nuốt hay tiếp xúc. Tuy nhiên, nếu tiếp xúc lâu dài có thể gây rối loạn canxi.

- Đối với BKC dạng dung dịch 10% hoặc lớn hơn có thể làm sưng tấy da, niêm mạc và có thể gây chết nếu nuốt vào cơ thể.

- Đối với Formol có mùi hăng rất khó chịu, làm khô biểu bì da, kích thích niêm mạc mũi, chảy nước mũi, đau đầu, mệt mõi. Nếu tiếp xúc nhiều giờ có thể dẫn đến ức chế, ngủ “mê mệt”, làm khô rát họng, khó thở, gây dị ứng.

- Đối với chlorine, dấu hiệu đầu tiên khi tiếp xúc là vết tấy đỏ màng nhầy của bộ máy hô hấp trên và đỏ mắt, tạo cảm giác nóng rát. Những chỗ sưng tấy lan rộng đến ngực gây khó thở, đau co thắt ngực, thở khò khè dẫn đến ho kéo dài, đau sau xương ức. Các cơn ho có thể gây ói, nếu thời gian tiếp xúc lâu và nồng độ chlorine cao sẽ mất ngủ, đau họng, hắt hơi, chảy nước mũi hay nếu nghiêm trọng hơn có thể làm tổn thương mô phổi, giảm huyết áp đột ngột.

Trên đây chỉ là một số hóa chất thường được sử dụng nhiều nhất trong nuôi thủy sản. Thực tế thì người dân còn sử dụng các loại khác nữa. Để bảo vệ sức khỏe của chính mình khi sử dụng các loại thuốc, hóa chất để xử lý ao nuôi, người nuôi thủy sản nên có biện pháp bảo vệ như dùng khẩu trang, không khuấy trộn hóa chất trực tiếp bằng tay, tạt theo chiều gió…

Ngoài ra, cần lưu ý cất giữ hóa chất càng xa càng tốt. Sau khi làm xong phải tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ bản thân cũng như dụng cụ bảo hộ.


Có thể bạn quan tâm

Bình Thuận Khôi Phục Nuôi Thủy Sản Nước Ngọt Bình Thuận Khôi Phục Nuôi Thủy Sản Nước Ngọt

Những năm qua, tình hình nuôi thủy sản ở Bình Thuận gặp nhiều khó khăn, một số mô hình hiệu quả nuôi thấp, không có lãi. Nuôi thủy sản nước ngọt của tỉnh chủ yếu tập trung ở 2 huyện Đức Linh, Tánh Linh, một số ít nuôi ở Bắc Bình, Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, La Gi và Hàm Tân.

23/01/2014
Năm 2014 Phấn Đấu Khai Thác, Nuôi Trồng 17.300 Tấn Thủy Sản Năm 2014 Phấn Đấu Khai Thác, Nuôi Trồng 17.300 Tấn Thủy Sản

Để đạt mục tiêu tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản của huyện Hoằng Hóa (Thanh Hoá) năm 2014 là 17.300 tấn, trong đó khai thác 12.780 tấn, nuôi trồng 4.520 tấn, huyện Hoằng Hóa đã triển khai nhiều giải pháp nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế vùng ven biển.

23/01/2014
Kiểm Tra Nhanh EMS - Hy Vọng Mới Cho Người Nuôi Tôm Thái Lan Kiểm Tra Nhanh EMS - Hy Vọng Mới Cho Người Nuôi Tôm Thái Lan

Nhóm các nhà khoa học Thái Lan đã tìm ra cách kiểm tra nhanh dấu hiệu của EMS (Hội chứng tôm chết sớm) trên tôm nuôi và hy vọng có thể giảm thiểu rủi ro cho người nuôi tôm nước này.

23/01/2014
Thiết Lập Chuỗi Thực Phẩm An Toàn Trong Chăn Nuôi Thiết Lập Chuỗi Thực Phẩm An Toàn Trong Chăn Nuôi

Trong năm 2013, Chi cục thú y đã thực hiện việc quản lý theo chuỗi từ trại chăn nuôi - cơ sở giết mổ - cơ sở kinh doanh thịt cho hai cơ sở chăn nuôi heo và gà trên địa bàn tỉnh.

23/01/2014
Nông Dân “Ngoại” Giúp “Nội” Nông Dân “Ngoại” Giúp “Nội”

Trung tuần tháng 1-2014, có 4 nông dân Hà Lan, những chủ trại bò sữa cùng với ông Rinze Fokkema, giảng viên trường nông nghiệp vùng Friesland, phía Bắc Hà Lan đến Củ Chi TPHCM thực hiện vai trò “nông dân giúp nông dân”.

23/01/2014