445 Triệu Đồng Trồng Bần Chắn Sóng

Dự án trồng bần chua chắn sóng, hạn chế xói lở bờ biển khu vực xã Hiệp Thạnh, huyện Duyên Hải được thực hiện vào tháng 7/2014. Đến nay, trên 60% diện tích bần phát triển tốt.
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Trà Vinhh phối hợp cùng Sở Khoa học và Công nghệ đã triển khai dự án trồng thử nghiệm 1.134 cây bần chua trên diện tích 4,2 công tại bờ biển xã Hiệp Thạnh, huyện Duyên Hải với kinh phí 445 triệu đồng. Đề tài thử nghiệm trồng bần chua tại xã Hiệp Thạnh đã được sự đồng thuận và hưởng ứng của bà con ven biển, bởi loài cây có khả năng sinh trưởng phát triển tốt trên những bãi bùn, đất mềm.
Bà Phạm Thị Dứt, một người dân ngụ xã Hiệp Thạnh chia sẻ: “Mong cho “nó” lớn thì mưa bão mình khỏi sợ, trong này mình dễ sản xuất thêm, có bần là nó không lở đây đâu, thấy chắc ăn lắm”.
Sau ba tháng trồng thử nghiệm, 60% diện tích bần đã bén rễ và phát triển tốt. Theo Chi cục Kiểm lâm Trà Vinh và lãnh đạo xã Hiệp Thạnh, do ảnh hưởng của sóng và gió chướng nên gần 40% diện tích bần bị thiệt hại. Ông Lê Vũ Khanh - Phó Chủ tịch UBND xã Hiệp Thạnh cho biết thêm: “Thời điểm này bần chậm phát triển do sóng mạnh. Qua tháng Nam thì nó đảm bảo phát triển mạnh,…qua trao đổi với mấy anh Chi cục Kiểm lâm thì có bị thiệt hại, qua mùa chướng này sẽ kiếm giống dặm thêm để đảm bảo diện tích và số lượng”.
Thực tiễn cho thấy, cây bần đã được trồng tại các xã ven biển thuộc huyện Cầu Ngang gần 20 năm nay, loài cây này đã đã bám trụ, chạy dọc suốt 15km bờ biển nơi đây, hạn chế khả năng xâm thực của sóng, gió đối với bờ và đê biển.
Nguồn bài viết: http://travinhtv.vn/thtv/detail/2344/tra-vinh-445-trieu-dong-trong-ban-chan-song/51.thtv
Có thể bạn quan tâm

Điều kiện khí hậu của tỉnh Hà Giang rất thích hợp nuôi và phát triển nhiều loài cá. Ước tính hiện nay, diện tích nuôi trồng thuỷ sản trong tỉnh khoảng 1.900ha; có nguồn nước dồi dào, nguồn thức ăn phong phú rất thuận lợi cho phát triển thuỷ sản.

Mấy năm gần đây, khi đời sống khá lên thì người tiêu dùng lại có xu hướng ưa chuộng các món ăn đồng quê, dân dã. Nắm bắt thị hiếu trên, nhiều hộ dân ở huyện Phước Long (Bạc Liêu) đã đầu tư phát triển mạnh mô hình nuôi ếch. Đi đầu phải kể đến ông Hồ Văn Bảy (xã Hưng Phú, huyện Phước Long).

Những năm qua, kết hợp với chính sách hỗ trợ của nhà nước, nông dân huyện Tân Kỳ (Nghệ An) đã chuyển đổi được nhiều diện tích đất nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản, tận dụng mặt nước hồ đập lớn để thả cá và nuôi cá lồng. Bởi vậy, hàng năm diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của Tân Kỳ tăng từ 40 - 50 ha, sản lượng đánh bắt cá năm sau cao hơn năm trước.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Sóc Trăng, đến nay, tổng diện tích nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh có gần 60.000 ha, đạt gần 87% kế hoạch năm, trong đó, tôm nuôi nước lợ chiếm trên 42.000 ha. Tuy nhiên, diện tích nuôi tôm nước lợ thiệt hại vẫn còn ở mức cao, với hơn 18.000 ha, chiếm trên 42% diện tích thả nuôi, tăng hơn 12% so với vụ tôm năm 2013.

Cũng theo Quyết định này, diện tích mặt nước nuôi cá tra ở vùng ĐBSCL đến năm 2016 sẽ có tối đa là 5.400 ha và cho ra sản lượng từ 1,25 đến 1,3 triệu tấn cá tra nuôi. Ước tính, sản lượng này sẽ cho kim ngạch xuất khẩu vào khoảng từ 2 tỷ đến 2,3 tỷ USD.