240 Lượt Người Được Chuyển Giao Kỹ Năng Bác Sĩ Cây Trồng

Thành lập vào năm 2007, tới nay Bệnh viện cây trồng đã mở 6 lớp đào tạo kỹ năng “Bác sĩ cây trồng” với 240 lượt người tham gia.
Qua đó đã có 10 cán bộ kỹ thuật được cấp giấy chứng nhận “Bác sĩ cây trồng”, 22 cán bộ kỹ thuật và 22 nông dân được trao giấy chứng nhận tham gia đào tạo.
Bệnh viện đã thành lập 1 bệnh xá cây trồng cấp tỉnh tại Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh và 2 trạm xá cây trồng tại huyện Long Hồ và Tam Bình (Vĩnh Long), phục vụ tư vấn và chẩn đoán bệnh cây trồng cho 528 lượt nông dân trên cây có múi, nhãn, sầu riêng và các loại cây trồng khác.
Tại các bệnh xá, các bác sĩ thường xuyên trực tại văn phòng để hỗ trợ giám định mẫu bệnh khi nông dân mang đến và tư vấn trực tiếp biện pháp quản lý tổng hợp. Nếu không giám định trực tiếp được, mẫu sẽ được lưu giữ và gửi đến Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam nhờ giám định.
Có thể bạn quan tâm

Trái cây ngon của Việt Nam không còn quanh quẩn ở các thị trường dễ tính mà đã vào thị trường cao cấp.

Xoài là 1 trong 5 ngành hàng được tỉnh Đồng Tháp chọn để tổ chức lại sản xuất theo Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Theo các tiểu thương chuyên cung cấp cá tại chợ đầu mối Hóa An (TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai), hiện giá các loại cá nước ngọt đang biến động mạnh.

Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chuyến biển, nhiều ngư dân rất cần nâng cấp hầm bảo quản trên tàu cá để giảm tổn thất sau khai thác, tuy nhiên chi phí nâng cấp hầm bảo quản khá lớn.

Lươn là loài da trơn sống gắn liền với bùn đất. Thế nhưng thời gian gần đây, một số hộ nông dân ở xã Liên Hoà đã tự tìm tòi, học hỏi kỹ thuật nuôi lươn trong bể xi măng không có bùn. Đây là một mô hình kinh tế nhằm giúp nông dân tăng thu nhập gia đình...