Hơn 365ha lúa đổ ngã do mưa lớn

Bên cạnh đó, lúa sắp đến ngày thu hoạch mà không có thương lái thu mua nên nông dân rất lo lắng.
Ông Trương Văn Don ngụ ấp Thống Nhất, xã Phú Thọ cho biết, canh tác 3ha lúa giống OM 4900, lúa đã đến ngày thu hoạch nhưng bị đổ ngã hơn 90%.
Giá lúa lại liên tục sụt giảm và không có thương lái thu mua, nếu như cách đây một tuần giá lúa tươi Jacmine 85 là 5.100 đồng/kg, OM 4900 là 5.000 đồng/kg thì hiện nay lúa Jacmine 85 giảm chỉ còn 4.700 đồng/kg, OM 4900 giảm còn 4.650 đồng/kg. Theo nhiều thương lái giá lúa giảm do bị đổ ngã chất lượng lúa giảm, lép nhiều...
Ngoài ra, mưa nhiều, lúa bị đổ ngã nền đất lúa yếu nên việc thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp cũng gặp khó khăn, hiện giá công cắt là 250 - 300 ngàn đồng/công, tăng từ 100 - 120 ngàn đồng/công so với vụ trước...
Trước tình hình đó, UBND xã Phú Thọ và thị trấn Tràm Chim đã chỉ đạo các hợp tác xã, tổ hợp tác tăng cường bơm tiêu úng cho nông dân, đồng thời huy động thêm máy gặt đập liên hợp để khi thời tiết thuận lợi thì thu hoạch lúa nhanh gọn cho nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Mới đây, chúng tôi tới thăm gia đình ông Võ Văn Tắc (Tư Tắc) tại ấp Phước Lợi 1, xã Suối Đá, Dương Minh Châu (Tây Ninh), được vợ chồng ông giới thiệu việc nuôi gà ta thả vườn cho hiệu quả khá cao.

Sáng ngày 4-9, tại TP Phan Rang – Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận cùng Tập đoàn Chen Jedang Corpration - Hàn Quốc (Tập đoàn CJ) tổ chức Lễ ký kết bản ghi nhớ “Phát triển vùng chuyên canh ớt gắn với xây dựng nhà máy chế biến ớt khô, đóng gói tại Ninh Thuận để xuất khẩu”.

Theo TCTS, sau hơn 10 năm di nhập vào Việt Nam, TTCT với những ưu thế như chu kỳ nuôi ngắn, nuôi mật độ cao, khả năng thích ứng rộng, đã trở thành một trong hai đối tượng nuôi tôm nước lợ chủ lực và đang được nuôi rộng rãi ở tất cả các tỉnh thành ven biển.

Sau một thời gian phát triển mạnh ở Bình Thuận, thu hút nhiều hộ nông dân tham gia nuôi đến nay người nuôi dông đang đối mặt với khó khăn về đầu ra cho sản phẩm. Bài toán về thị trường tiêu thụ sản phẩm đang được nhiều người dân quan tâm.

Khi nuôi tôm gặp nhiều rủi ro, ông Nguyễn Văn Siếu (ấp 17, xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình - Bạc Liêu) đã mạnh dạn nuôi thử con hào. Ngoài việc nuôi thủy sản trên 1,5ha, ông Siếu nuôi hào bè trên sông và mang lại hiệu quả kinh tế cao.