Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

15.000 Tỷ Đồng Tín Dụng Cho Vay Phát Triển Thủy Sản

15.000 Tỷ Đồng Tín Dụng Cho Vay Phát Triển Thủy Sản
Ngày đăng: 08/09/2014

Số tiền này được BIDV dành cho vay theo Chương trình tín dụng phát triển thuỷ sản theo Nghị định 67/2014 của Chính phủ.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt nam (BIDV) vừa triển khai Chương trình tín dụng phát triển thuỷ sản theo Nghị định 67/2014 của Chính phủ, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 25/8/2014.

Theo đó, trong giai đoạn 2014 – 2017 BIDV dành 15.000 tỷ đồng để cho vay cho các đối tượng: Cho vay đóng mới, nâng cấp tàu khai thác hải sản xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần nghề cá, cho vay vốn lưu động để khai thác hải sản và cung cấp dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ theo chính sách của Nghị định 67/2014/NĐ-CP; Cho vay nâng cấp năng lực các nhà máy đóng tàu, cho vay ngắn hạn thi công đóng tàu;

Cho vay các dự án đầu tư theo hình thức BT, cho vay ứng trước vốn đối với chương trình phát triển thủy sản do vốn ngân sách Nhà nước bố trí;

Để tăng hiệu quả của Nghị định 67, ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch HĐQT BIDV, đề nghị Chính phủ, các Bộ ngành tăng cường tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về trách nhiệm của chủ tàu trong quá trình sử dụng vốn vay.

Chính phủ sớm phân bổ ngân sách cho các địa phương về đầu tư các cơ sở hậu cần nghề cá, quy hoạch lại các ngư trường đánh bắt và tổ chức tốt hoạt động đánh bắt theo mô hình chuỗi khai thác khép kín nhằm nâng cao sản lượng và giá trị đánh bắt.

Sớm ban hành các mẫu thiết kế tàu phù hợp. Có biện pháp để giảm chi phí đóng mới/nâng cấp tàu, tăng khả năng thu hồi vốn của từng con tàu.

Đồng thời, theo ông Hà, tại các địa phương, cần sớm thành lập Ban chỉ đạo triển khai các chính sách phát triển thủy sản tại đồng thời cho phép các NHTM được tham gia từ giai đoạn xem xét, duyệt danh sách chủ tàu đủ điều kiện vay vốn để đẩy nhanh quá trình cấp tín dụng. Xây dựng chương trình hướng dẫn, đào tạo đối với ngư dân để nắm bắt và định hướng thay đổi thói quen, tập quán đánh bắt riêng lẻ sang đánh bắt theo tổ, đội với tàu vỏ sắt công suất lớn hơn.

Phối hợp, hỗ trợ các ngân hàng quản lý tài sản đảm bảo tiền vay và nguồn tiền từ đánh bắt hải sản để quản lý thu hồi nợ vay, đảm bảo việc thu hồi vốn của chương trình.


Có thể bạn quan tâm

Trồng Cây Ăn Trái Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Trồng Cây Ăn Trái Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Qua tìm hiểu, nghiên cứu sách báo, tham quan các mô hình trồng cây của bạn bè, cuối năm 2009, gia đình ông Nguyễn Ngọc Vân (58 tuổi), ở tổ dân phố 7, phường Nghĩa Phú (Gia Nghĩa - Đắk Nông) đã chuyển đổi diện tích 3,5 ha điều và cà phê sang trồng cây ăn trái là quýt đường, cam sành và bưởi da xanh. Các giống cây đã trồng đều được gia đình đặt mua ở Bến Tre.

25/03/2014
Hoà Bình Xây Dựng Thành Công Nhiều Cánh Đồng Trăm Triệu Hoà Bình Xây Dựng Thành Công Nhiều Cánh Đồng Trăm Triệu

Sở NNPTNT Hòa Bình cho biết, thời gian qua, trên địa bàn tỉnh đã bước đầu hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa giá trị cao...

25/03/2014
Ngư Dân Bình Định Vững Tâm Và Có Thu Nhập Khá Ngư Dân Bình Định Vững Tâm Và Có Thu Nhập Khá

Trong thời gian qua, ngư dân tại các địa phương trong tỉnh Bình Định đã thành lập các mô hình tổ, đội đoàn kết cùng nhau giữ vững ngư trường, hỗ trợ khai thác thủy sản trên biển.

25/03/2014
Mô Hình Trồng Chanh Trên Đồi Ở Xã Khánh Nam, Huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) Mô Hình Trồng Chanh Trên Đồi Ở Xã Khánh Nam, Huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa)

Tuy nhiên, nông dân không trồng chanh tập trung mà trồng xen với bưởi để “lấy ngắn nuôi dài”, tăng thu nhập trên cùng diện tích.

25/02/2014
Đấu Tranh Mạnh Với Hoạt Động Thu Mua Kiểu Phá Hoại Đấu Tranh Mạnh Với Hoạt Động Thu Mua Kiểu Phá Hoại

Đó là khẳng định của ông Võ Văn Quyền- Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) trước tình trạng thương lái nước ngoài vào thu mua một số nông sản của Việt Nam không rõ động cơ.

25/03/2014