Trồng Cây Ăn Trái Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Qua tìm hiểu, nghiên cứu sách báo, tham quan các mô hình trồng cây của bạn bè, cuối năm 2009, gia đình ông Nguyễn Ngọc Vân (58 tuổi), ở tổ dân phố 7, phường Nghĩa Phú (Gia Nghĩa - Đắk Nông) đã chuyển đổi diện tích 3,5 ha điều và cà phê sang trồng cây ăn trái là quýt đường, cam sành và bưởi da xanh. Các giống cây đã trồng đều được gia đình đặt mua ở Bến Tre.
Sau 2 năm trồng thì đến năm 2012, vườn quýt, cam của gia đình ông đã cho thu hoạch; đến năm nay, cây bưởi cũng đã cho trái vụ đầu tiên. Năm vừa qua, tổng sản lượng các loại trái cây là hơn 30 tấn, sau khi trừ chi phí sản xuất, mang lại thu nhập hơn 400 triệu đồng. Dự tính trong năm nay, gia đình ông sẽ thu hoạch được khoảng 50 – 60 tấn, thu nhập ước đạt 700-800 triệu đồng.
Hiện nay, gia đình ông Vân đang tiếp tục mở rộng mô hình, cải tạo đất, trồng thêm 8.000 cây cam sành, bưởi da xanh trên diện tích hơn 4 ha. Để mô hình cây ăn trái đa dạng hơn, ông Vân còn trồng thêm bơ và ổi ghép trong vườn của mình; đồng thời tiến tới xây dựng trang trại theo tiêu chuẩn VietGap, tạo thương hiệu hơn nữa cho trái cây Đắk Nông.
Có thể bạn quan tâm
Mô hình trang trại chăn nuôi bò bán công nghiệp kết hợp đào ao thả cá và trồng rừng cho thu nhập hơn tỉ đồng mỗi năm của gia đình ông Nguyễn Khắc Vân ở thôn Đồng Bưởi, thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên đã trở thành một tấm gương điển hình về phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.

Năm 2015, được sự tư vấn giúp đỡ của Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa và Trạm Khuyến nông huyện Yên Định, câu lạc bộ chăn nuôi gà thịt theo chuỗi giá trị tại xã Yên Lâm được thành lập theo phương châm: liên kết hỗ trợ nhau trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

Việc gia nhập Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội để phát triển, nhưng đồng thời cũng đặt ra không ít thách thức mà Việt Nam cần phải vượt qua, trong đó có thách thức đối với ngành chăn nuôi Việt Nam.

Một nghịch lý trong ngành chăn nuôi diễn ra suốt thời gian qua là không ít hộ chăn nuôi phải “treo chuồng” bỏ nghề vì suất đầu tư quá lớn.

Chăn nuôi là ngành được các chuyên gia kinh tế đánh giá sẽ gặp nhiều khó khăn nhất khi Việt Nam tham gia hội nhập sâu, đặc biệt là khi Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực.