Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đấu Tranh Mạnh Với Hoạt Động Thu Mua Kiểu Phá Hoại

Đấu Tranh Mạnh Với Hoạt Động Thu Mua Kiểu Phá Hoại
Ngày đăng: 25/03/2014

Đó là khẳng định của ông Võ Văn Quyền- Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) trước tình trạng thương lái nước ngoài vào thu mua một số nông sản của Việt Nam không rõ động cơ.

Ông Quyền cho biết, trong bối cảnh hội nhập, việc giao thương nông sản giữa Việt Nam và các nước láng giềng là hoạt động hết sức bình thường. Để việc tiêu thụ nông sản được ổn định, bền vững, chúng ta đã xây dựng chính sách pháp luật rõ ràng nhằm giúp cho việc tổ chức thu mua và tiêu thụ nông sản của bà con nông dân được thuận lợi theo đúng quy định của luật pháp và bảo vệ quyền lợi cho thương nhân, nông dân; đồng thời để đấu tranh với hoạt động thu mua hoặc mang tính phá hoại, hoặc mang tính đầu cơ trục lợi, hoặc bất thường.

Mới đây Bộ Công Thương đã có chỉ đạo chung, trong đó có hoạt động thu mua nông sản của tổ chức, cá nhân nước ngoài. Theo đó, dù có hiện diện hay không hiện diện thì thương nhân nước ngoài phải có đăng ký và giấy chứng nhận đầu tư, có văn phòng đại diện là thay mặt tổ chức, cá nhân nước ngoài giám sát việc thu mua nông sản tại Việt Nam.

Thương nhân không có hiện diện thương mại vẫn hoạt động thương mại phải được Bộ Công Thương cấp phép, không trực tiếp mua của người sản xuất mà phải thông qua thương nhân Việt Nam. Nếu vi phạm những quy định này sẽ bị xử phạt theo Nghị định 185.

Ông Quyền cũng cho hay, trên thực tế thì thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam cơ bản tốt, góp phần cho tổ chức, tiêu thụ và xuất khẩu hàng hóa nông sản Việt Nam ra thế giới, có doanh nghiệp FDI tham gia thu mua cà phê, xuất khẩu...

Nhưng bên cạnh đó, ông Quyền cũng cho hay có một bộ phận tổ chức, cá nhân nước ngoài lợi dụng chính sách mở cửa vào tham gia hoạt động mua bán nông sản trái phép; lợi dụng con đường du lịch chứ không phải thương nhân. Chính bộ phận này làm thị trường bất thường, hoạt động ăn xổi ở thì, chộp giật.

“Họ nâng giá mua song chỉ thực hiện được lợi ích trước mắt là tiêu thụ được nông sản, tạo giá tốt; mặt trái là toàn bộ hệ thống kết nối từ trước đến nay bị phá vỡ, ảnh hưởng tiêu cực. Không loại trừ một số thương nhân vào Việt Nam thu mua mang tính phá hoại, mua những loại rất lạ như móng trâu bò, lá cây này ngọn cây kia... mang tính triệt phá”- ông Quyền nói.


Có thể bạn quan tâm

Đưa sâm Ngọc Linh thành cây tỉ đô, phải tính chuyện bán sâm Đưa sâm Ngọc Linh thành cây tỉ đô, phải tính chuyện bán sâm

Nếu được đầu tư bài bản, với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp cùng chiến lược quảng bá thương hiệu hiệu quả, cây sâm VN - chủ lực là sâm Ngọc Linh nổi tiếng - có thể thu về 1,5 - 2 tỉ USD xuất khẩu mỗi năm.

25/11/2015
Thương lái Trung Quốc bày trò ép giá tôm hùm Thương lái Trung Quốc bày trò ép giá tôm hùm

Thương lái Trung Quốc giở trò để ép giá khiến người nuôi tôm hùm ở TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định phải cắn răng bán lỗ.

25/11/2015
Ứng dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến hiệu quả kép Ứng dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến hiệu quả kép

Nhờ đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật canh tác tiên tiến mà nhiều người trồng lúa trong vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) không những hạn chế được rủi ro do yếu tố thời tiết, dịch bệnh gây ra, mà còn từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất rõ rệt.

25/11/2015
Tăng thu nhập cho phụ nữ nông thôn Tăng thu nhập cho phụ nữ nông thôn

Thời gian qua, nghề đan kết hạt cườm ở Hợp tác xã Đại Phát, xã Phụng Hiệp, huyện Phụng Hiệp, đã mang lại nguồn thu nhập khá, góp phần ổn định cuộc sống cho người dân.

25/11/2015
Đưa xã điểm nông thôn mới về đích Đưa xã điểm nông thôn mới về đích

Huyện Vị Thủy có 2 đơn vị được tỉnh chọn làm xã điểm xây dựng nông thôn mới (NTM). Nhờ sự cố gắng của người dân và chính quyền địa phương, đầu năm 2014, xã Vị Thanh được công nhận là xã NTM.

25/11/2015